| |||||||||
Nhờ sự quan tâm, chia sẻ của hàng triệu tấm lòng hảo tâm trong và ngoài nước, bé Phùng Thiện Nhân đã có chuyến “Tây du”. Dân trí xin ghi lại những dòng nhật ký của chuyến đi này theo lời kể của chị Trần Mai Anh, mẹ bé Thiện Nhân. Hành trình đến Mỹ Trước khi đi Mỹ vài ngày, Thiện Nhân đã chớm bị ốm, bé bị sốt virut. Suốt chặng đường hơn 20 giờ đồng hồ, cậu bé ngủ li bì trên máy bay, khi thức chỉ uống sữa và ăn nhẹ. Sang tới Mỹ, cả gia đình ở trong khách sạn tại Đêm 17/8, Thiện Nhân cùng chúng tôi tiếp tục hành trình 8 tiếng trên máy bay để sang New Hampshire vào sáng sớm ngày 18/8 để kịp nhập viện Dartmouth Hitchcock. Tới New Hampshire, cả nhà nghỉ tại nhà cô Jennifer Ames, y tá, ở ngay gần bệnh viện. Cô Jennifer sẽ là người chăm sóc và giúp Thiện Nhân trong những ngày đầu phục hồi sau ca phẫu thuật. Bác sĩ nhi Herz, chuyên khoa tiết niệu, và bác sĩ Deters là người tiến hành ca phẫu thuật cho Thiện Nhân. Theo lịch, đúng 7h30 sáng ngày 21/8, bé sẽ được Dr Herz phẫu thuật đường tiết niệu. Trong lúc phẫu thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong xem hiện trạng sót lại của đường niệu thế nào. Bác sĩ này cũng cho biết có thể phải mở lại đường tiết niệu cho Thiện Nhân trong khi phẫu thuật. “Các kiểm tra ban đầu cho thấy có thể Thiện Nhân có một tinh hoàn ẩn trong cơ thể mà những lần siêu âm và chụp trước kia không phát hiện ra. Nhưng cho đến sau khi phẫu thuật và khám bên trong cơ thể thì vẫn chưa thể khẳng định được điều gì”, bác sĩ Herz cho biết. Trong lúc khám bệnh cho Thiện Nhân, vị bác sĩ này đã nhắc tới phương pháp lấy mô ở bên trong hai má và tái tạo ống tiết niệu để tái tạo dương vật. Theo ông nghĩ, cấu trúc cốt lõi bộ phận sinh dục của Thiện Nhân có thể còn sót lại và đây là một thuận lợi cho các cuộc phẫu thuật tái tạo sau này. Chuẩn bị cho ca phẫu thuật
Nhìn Nhân nhỏ tí xíu mà như người lớn trong phòng thay đồ vào sáng sớm ở bệnh viện càng thương hơn. Dường như cảm nhận được hôm nay là ngày đặc biệt với mình nên Nhân mặt nghiêm túc lắm - như ông già nhỏ. Bé tự kéo áo cho bác sĩ khám và há to miệng khi bác sĩ yêu cầu. Họ nói với nhau bằng tiếng Anh mà hiểu nhau ăn í lắm. Ai cũng thấy yêu và thương thằng bé. Đón chào và vui cười với khi bé thay quần áo là các y tá, bác sĩ mổ, bác sĩ gây mê, có cả y tá Jennifer Ames (người trực tiếp chăm sóc và đón Nhân từ ngày nhập viện) nên tạo cho Nhân cảm giác an toàn vì có thêm người quen bên cạnh. Bác sĩ gây mê gặp tôi để hỏi thêm chi tiết về Nhân trong 24 tiếng đồng hồ trước khi mổ. Bác sĩ cũng giải thích cặn kẽ với gia đình là Nhân sẽ qua từng bước gây mê thế nào, sẽ tỉnh lại sau bao lâu và gia đình cần có mặt ngay bên Nhân khi bé tỉnh lại. Bác sĩ mổ cũng đến làm quen khiến chúng tôi thấy yên tâm hơn. Nhân được mang đến cho một cái xe ôtô, y tá, bác sĩ đẩy xe ôtô cho Nhân vòng quanh, làm trò cho Nhân cười. Nhân cười nhưng vẫn căng thẳng trong bộ quần áo mổ xinh xinh như bé gái.
Thông thường chỉ được một người nhà vào phòng gây mê giúp bệnh nhân yên tâm. Chúng tôi đã trao đổi với nhau cả đêm vì ai cũng muốn được ở cạnh con trai. Nhưng sau tôi quyết định để bố Nhân vào vì bố to khoẻ hơn mẹ chắc chắn con sẽ dựa vào tốt hơn. Đến lúc Nhân chuẩn bị đi theo bác sĩ, tôi thương Nhân bé tẹo lọt thỏm và mặt đầy căng thẳng thế là tôi òa lên khóc. Cuối cùng các bác sĩ hỏi ý kiến nhau và bảo: “Thôi, Nhân là trường hợp ngoại lệ, mẹ Nhân cũng được ngoại lệ và cho theo vào”. Tôi được phát cái áo phòng mổ to đùng. Tôi run bần bật, bác sĩ trấn an tôi: “Mặc áo này sẽ không ai thấy chị được cả, chị sẽ được thoải mái ở cạnh con”. Bố Nghinh to đùng mà cũng run còn hơn con trai. Anh cứ giục tôi lung tung. Tôi phải ký nhiều hồ sơ giấy tờ lắm mà chẳng có tâm trạng đọc hiểu cái gì viết trong đó. Ôm con lúc này khiến tôi có cảm giác: con nhỏ thế, nhỏ hơn ngày thường bao nhiêu và cái việc Nhân thiếu đi những phần của cơ thể càng rõ hơn... Đi qua hành lang dài vào trong khu mổ, tôi cảm giác như đi vào mê cung. Chẳng nhìn thấy gì cả, cả Nhân, đoàn bác sĩ cùng mờ mờ và trôi trôi theo hành lang.
Nhân biết. Tôi thấy thế. Vào đến trong phòng gây mê là cậu ta hốt hoảng, nháo nhác nhìn xung quanh và bám chặt tay hơn vào bố. Bác sĩ họ giỏi lắm. Chuẩn bị sẵn sàng rồi nên chỉ vài giây là Nhân ngủ thiếp đi. Mặc dù các bác sĩ đã trấn an tôi trước, nhưng khi chứng kiến mắt nhân mờ đi, rồi tôi nghĩ đến cảnh 15 năm con sẽ phải nhiều lần như thế nữa… tôi đau lòng lắm! và cũng nhận ra sự can đảm chịu đựng số phận của Nhân. "Mẹ ơi con đã biết... đi tè" Ca mổ kéo dài 90 phút. Sau khi chuyển ra phòng hậu phẫu, Nhân tỉnh ngay. Bé vừa tỉnh là la toáng bệnh viện: Bố em, bố em… rồi ôm chặt lấy bố. Ca mổ thành công, đường tiết niệu của bé đã được mở. Bác sĩ Herz vui sướng tả lại: “Mở đường tiết niệu và xử lý xong, bác sĩ ấn nhẹ vào bụng bé, thế là một dòng nước vọt mạnh ra như cầu vồng”. “Thế là Nhân có thể đi tè đúng kiểu rồi”, tôi như muốn hét lên. Cái hình ảnh đấy làm tôi vui sướng nhất, còn vui nữa là Nhân hoàn toàn có khả năng kiểm soát việc vệ sinh của mình. Bây giờ Nhân biết đi tè nên sướng lắm, gọi “Mẹ ơi xem này…” rồi chỉ cho tôi xem, còn bắt tôi ghé tai nghe nữa. Khi khám, bác sĩ có nói đến 1 tinh hoàn có thể còn sót lại nhưng khi mổ không tìm thấy. Cần phải làm thêm một xét nghiệm chuyên khoa về sau nữa mới xác định chính xác hơn. Hiện Thiện Nhân và chúng tôi đang tiếp tục cuộc hành trình trên nước Mỹ, đến trường Đại Học Y Northwestern tại
Dân trí sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về cuộc hành trình này. Thái Bình (ghi theo lời kể của chị Trần Mai Anh) |
Các từ xà bông / xà phòng từ đâu mà ra?
1 week ago
No comments:
Post a Comment