Thursday, September 25, 2008

Thiện Nhân đi học với những chăm sóc đặc biệt!


(TT&VH Online) - "Cháu cần sự yêu thương vui vẻ và cần nhất đó là sự nhìn nhận bình thường của mọi người. Những thương xót, uỷ mị cần được xoá bỏ" - Chị Mai Anh mẹ cháu Thiện Nhân thông báo với TT&VH trong ngày đầu tiên "chú lính chì" đến lớp học.

Chị Mai Anh cho biết, dù cháu vẫn cần những chăm sóc đặc biệt sau cuộc phẫu thuật kéo dài ở Mĩ, nhưng gia đình vẫn quyết định cho bé đi học. Các bác sĩ ở Mỹ đã khuyên gia đình nên sớm cho cháu được sinh hoạt trong môi trường hoà nhập để cháu không thấy sự khác biệt của mình với các trẻ con khác. Cháu đến tuổi cần phải được học hành và vui chơi như các bạn.
Đồ nghề đến trường (Ảnh: Ngôi sao)
Mọi người đều nhận thấy Thiện Nhân thông minh và học hỏi nhanh chóng các vấn đề xung quanh. Tuần cuối cùng ở Mỹ, sau khi phẩu thuật để đi tiểu được dễ dàng và vệ sinh hơn cháu rất vui vẻ và hồ hởi. Cháu tự hát rất nhiều bài hát mà cháu chưa từng hát ở nhà bao giờ. Đấy là các bài hát nhà trẻ của anh Hải Minh, ở nhà hai anh em chơi với nhau, Nhân nghe anh hát, tự nhớ vào đầu từ lúc nào rồi tự hát ra. Thiện Nhân cũng học ở các anh rất nhiều từ đếm số 1 đến 10, học các bác sĩ Mỹ nhiều từ tiếng Anh như " I love you'' , "give me number 5" rồi đập bàn tay mình vào tay người đối diện... Sau khi về Việt Nam cháu vẫn nhớ không quên các từ đã biết qua thời gian đi chữa bệnh.

Gia đình Thiện Nhân đã rất xúc động trước lời đề nghị của trường Sunrise Kid trong việc sẵn sàng đón nhận cháu và mong muốn chia sẻ việc dạy dỗ và nuôi dưỡng cháu Thiện Nhân. Cháu được nhận học bổng của nhà trường đến năm 6 tuổi, nhà trường đã đưa ra lời đề nghị có tính chất gắn bó và cam kết lâu dài trong việc chia sẻ dạy dỗ và nuôi dưỡng cháu.
Em cũng hơi hồi hộp trước sự kiện mới đấy.
Với sự phát triển bình thường của một đứa trẻ, chỉ gia đình thôi thì dù có yêu thương và chăm sóc tốt cách mấy thì cũng không thể đủ được. Trước hay sau Thiện Nhân đều cần phải tự bước ra ngoài cuộc đời nên bố mẹ muốn con được bước ra đúng lúc và đúng cách như bao trẻ em khác. Anh chị đã có buổi làm việc rất chi tiết với ban giám hiệu nhà trường và các cô giáo của cháu Thiện Nhân để trình bày nguyện vọng cũng như các yêu cầu và mong muốn của gia đình.
Hơi buồn một tí vì phải xa "bố em"

Thiện Nhân vẫn cần những chăm sóc và quan tâm đặc biệt!

Tâm lý của cháu trước các thiếu hụt của cơ thể như thế nào rất quan trọng. Với các trẻ em khác bác sĩ hướng dẫn không nên cho sờ vào bộ phận sinh dục của mình còn với Nhân thì nên khuyến khích để bé có cảm giác là mình đang có bộ phận sinh dục như bình thường. Theo các bác sĩ tâm lí đã điều trị cho cháu: Nhận thức giữa CÓ và KHÔNG CÓ là hết sức quan trọng đối với Nhân.

Thiện Nhân sẽ đi học như các bạn nhưng vào những giờ cháu phải tập chân với bác sĩ trị liệu, nhà trường sẽ sắp xếp cho cháu tập tại trong lớp vào các giờ các cháu tự chơi hoặc giờ trả trẻ để không ảnh hưởng tới chương trình học của các cháu và lịch sinh hoạt chung của các bạn.

Điều cuối cùng gia đình anh chị mong muốn là nhà trường đối xử, dạy dỗ Thiện Nhân như các bạn khác, không ưu tiên cũng như không có các ưu ái gì hơn các bạn vì nghĩ cháu là đứa trẻ thiệt thòi cần bù đắp. Bây giờ cháu là một đứa trẻ bình thường.

Hòa An (ghi)

Hình ảnh ngày đầu Thiện Nhân đi học

Thứ tư, 24/9/2008, 09:40 GMT+7

Hình ảnh ngày đầu Thiện Nhân đi học

Balô đựng quần áo, cùng một chiếc xe "chuyên dụng" tập đi, chiếc chân giả... Thiện Nhân đến trường và nhanh chóng làm quen với môi trường lớp học với nhiều bạn nhỏ ở Sunrise Kidz. Anh Minh nhỏ được bố mẹ giao "tháp tùng" học cùng trường với em.
>>Ngày đầu đến trường của Thiện Nhân

Quang Việt

Các bài liên quan
Bé Thiện Nhân
Ngày đầu đến trường của Thiện Nhân
Thiện Nhân tập luyện với chiếc chân giả
Hành trình phẫu thuật của bé Thiện Nhân
Bé Thiện Nhân đi Mỹ phẫu thuật
Cuộc hội ngộ của hai em bé bất hạnh
Tổ ấm cho bé trai bị súc vật cắn
Thương tích do súc vật cắn xé
Trẻ sơ sinh bị đứt nhiều phần cơ thể





































Ngày đầu đến trường của bé Thiện Nhân

Ngày đầu đến trường của bé Thiện Nhân
Thứ ba, 23/9/2008, 10:30 GMT+7

Thiện Nhân vẫn còn ngái ngủ, vươn vai, duỗi chân một lúc khá lâu khi được đánh thức. Hôm nay bé phải dậy sớm hơn mọi ngày vì phải đi học - ngày đầu tiên đến lớp.

Từ ngày cùng bố mẹ đi sang Mỹ phẫu thuật bộ phận sinh dục và làm chân giả về Việt Nam, trông Thiện Nhân "trộm vía" khỏe mạnh, trắng trẻo và mập hơn. Sau gần một tháng đi Mỹ chữa bệnh, giờ bé đã đi vệ sinh bằng một chút còn lại của bộ phận sinh dục. Bé đã tự chủ được trong việc đi tiểu, không còn "bản năng" như trước khi phẫu thuật.

Các bác sĩ ở bệnh viện Dartmouth Hitchcock ở New Hampshire trong 90 phút đã phẫu thuật thành công cho Nhân đường tiết niệu. Sau đó, bố mẹ đưa bé sang Chicago để tiếp tục làm chân giả. Bây giờ khi nhìn thấy Nhân, cậu bé khá thành thạo với chiếc chân giả cùng với chiếc xe tập đi mang từ Mỹ về. Bố mẹ và Nhân vừa mới về Việt Nam cách đây một tuần. Tuy múi giờ khác nhau, nhưng Thiện Nhân thích nghi khá nhanh lúc ở bên Mỹ cũng như khi về nước.

benhan1.jpg
"Đồ nghề" đến trường của bé Thiện Nhân

Công việc của cả gia đình chị Mai Anh là theo chỉ dẫn của các bác sĩ tập luyện cho Nhân quen với chiếc chân giả để bé được phát triển cơ thể bình thường như những đứa trẻ khác. Cậu nhóc tỏ ra khá chăm chỉ, mỗi ngày, ngoài bố mẹ, chị giúp việc, hai anh lớn cũng chung tay vào việc tập luyện cho cậu em út đi lại, vệ sinh. Càng ngày, Thiện Nhân càng khăng khít với hai anh Minh. Tập chán, cả ba lại ngồi chơi siêu nhân, xem tivi và đùa nghịch. Hôm mới về Việt Nam, mấy mẹ con ôm nhau khóc vì nhớ. Thấy vậy, cu cậu cũng ôm hai anh khóc.

Hành trình đi tìm lại chính mình của Thiện Nhân đã hoàn thành chặng đầu tiên, nan giải nhất. Nhân không còn ngại những ống kính máy ảnh và máy quay và khá vô tư khi để mẹ và chị giúp việc thay quần áo trước "bàn dân thiên hạ". Nhìn nét mặt, cử chỉ của Thiện Nhân, ai cũng đều nhận thấy bé gắn bó với gia đình thứ hai của mình khá thân thiết. Trong tâm trí non nớt của cậu nhóc gần 3 tuổi, chỉ có bố Nghinh, mẹ Mai Anh và hai anh Minh.

benhan2.jpg
Bố Nghinh đội mũ bảo hiểm chuẩn bị đi học

Ngay sau khi về Việt Nam, gia đình chị Mai Anh bắt đầu chuẩn bị cho Thiện Nhân đến trường. Bé nhận được học bổng 140 triệu đồng của trường mầm non dân lập Sunrise Kidz ở trên phố Hàng Bún. Theo chương trình, Nhân sẽ được học ở đây đến khi bé vào lớp 1. Trước thời gian đến trường, anh chị Nghinh - Mai Anh đã "tư vấn" tâm lý cho con khá nhiều. Lúc nào Nhân cũng được mẹ bảo đến trường giống hai anh Minh, có nhiều bạn bè, đồ chơi. "Cậu nhóc tỏ ra khá tiếp thu, đòi mua cặp sách và luôn miệng nói "đi học, đi học", trong mấy ngày trước, chị Mai Anh kể.

Điều lo lắng nhất với gia đình khi Nhân đi học, là con có quen với việc phải dùng chân giả cả ngày hay không. Còn mọi điều kiện học hành, anh chị khá hài lòng bởi ở đây, môi trường học hiện đại, cơ sở vật chất phong phú và các cô đều được đào tạo chuyên nghiệp. Thiện Nhân được tài trợ toàn bộ tiền học phí, còn về ăn uống, mỗi ngày 30.000 đồng, phía gia đình phải tự chi trả. Điều lo lắng khác với anh chị là Thiện Nhân không kịp hòa nhập với những bạn "bình thường" nên cả hai đã quyết định cho anh Minh bé học cùng trường với Nhân.

Sáng nay, khi phóng viên đến nhà chị Mai Anh lúc gần 7h, cậu nhóc vẫn đang ậm ừ khi bị đánh thức để chuẩn bị đi học. Chị giúp việc pha sẵn một bình sữa đầy để Nhân uống. Uống được nửa bình, được bố mẹ và hai anh "vận động" một lúc, Nhân ra khỏi giường và được đưa đi vệ sinh. Nhìn "vòi phun nước" của cậu bé điều tiết một cách thành thạo, ai cũng mừng cho Nhân.

benhan3.jpg
Tạm biệt bố, cô đón vào lớp

Chưa kịp nhận đồng phục của trường, bố mẹ mua tạm cho Nhân bộ quần áo cũng có chữ Sunrise. Lúc chị Mai Anh lắp chân vào cho con và để bé đi cùng với "phụ kiện" là chiếc xe, trông Nhân khá chững chạc và lớn hơn nhiều. Anh Minh bé dỗ dành em ăn nốt chỗ sữa còn lại trong bình. Bố Nghinh đưa anh cả đi học mất chừng 10 phút, Thiện Nhân dáo dác tìm, hỏi "bố đâu, bố đâu".

Bố Nghinh về, đội mũ bảo hiểm cho Nhân rồi cả bố mẹ và hai anh em rong ruổi trên một chiếc xe máy đến trường. Nhân không hề nũng nịu mà háo hức đeo balô đi học. Anh Minh đã quen với việc đến trường nên không khóc như những đứa trẻ khác. Được mẹ dặn dò kỹ lưỡng chơi với em, Minh tỏ ra khá chững chạc tiếp thu.

Đến trường đúng lúc các bạn tập trung khá đông nên lúc đầu Nhân cũng bỡ ngỡ vì cu cậu chưa nhìn thấy nhiều trẻ con giống mình đến vậy. Khi mẹ Mai Anh đưa cho các cô đón, Nhân chỉ chăm chú nhìn các bạn. Ít nói, đưa con mắt "thám thính" xung quanh, trông Nhân như một "ông cụ non" với vẻ mặt trầm tư. Không lâu sau đó, cậu nhóc đứng nhìn các bạn tập thể dục và liên tục vỗ tay theo tiếng nhạc hưởng ứng.

Thiện Nhân vào bàn ăn cùng với các bạn nhỏ. Bố mẹ về, Nhân ngoan ngoãn chào và hai anh em ở lại trường bắt đầu những ngày tháng "học tập".

Theo Quang Việt
ngoisao.gif

Bé Thiện Nhân ngày đầu đi học

Bé Thiện Nhân ngày đầu đi học


"Đi học! Sunrise kidz!", Thiện Nhân bi bô đọc theo bố tên trường mầm non, trong lúc lau mặt chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học. Ở trường, Nhân ngoan ngoãn làm theo cô giáo, cười với các bạn và đi lại bằng chiếc xe tập đi.
> Nụ cười bé Thiện Nhân trong những ngày chữa bệnh ở Mỹ

Sau một thời gian phẫu thuật và điều trị tại Mỹ, bé Thiện Nhân, cậu bé bị bỏ hoang và súc vật cắn mất một phần thân thể, giờ đã béo và khỏe hơn trước đây. Bé đã chập chững đi lại một mình bằng chiếc chân giả. Tuy nhiên, hàng ngày, gia đình chị Mai Anh (người nhận nuôi cháu bé) vẫn phải hướng dẫn cháu đi bằng chiếc xe tập đi để cơ thể của cháu chuyển động mềm mại theo chiếc chân giả.

Cuộc phẫu thuật bộ phận sinh dục tại Mỹ thành công đã giúp Nhân có thể tiểu tiện một cách dễ dàng, có thế tự "điều khiển" và không phải đóng bỉm như trước đây. Tuy nhiên, hiện mỗi ngày Nhân chỉ có thể đi bằng chân giả trong 2 tiếng.

Biết hoàn cảnh của Thiện Nhân, Ban Giám hiệu trường Mầm non Sunrise kidz đã quyết định tặng học bổng trị giá 140 triệu đồng cho 4 năm học của bé. Trước hôm đưa con tới trường, chị Mai Anh đã có buổi gặp gỡ với các giáo viên trong lớp để chia sẻ những thông tin về cách hướng dẫn bé tập đi, cách tháo, lắp chân giả...

Theo chị Mai Anh, Nhân được nhận vào trường là niềm vui lớn, đây cũng là cách để bé được hòa nhập, tiếp xúc với các bạn cùng trang lứa. "Có cô giáo khi gặp và nghe kể về Nhân đã khóc. Nhưng tôi muốn Nhân được đối xử như những trẻ bình thường khác, để con không cảm thấy mình đặc biệt", chị Mai Anh chia sẻ.

Từ hôm nay, chú lính chì sẽ bắt đầu đi học, bắt đầu hòa nhập với các bạn...

Tiến Dũng - Anh Thư

Ý kiến của bạn?
Bé Thiện Nhân đã được các bác sĩ Mỹ lắp chân giả (29/08/2008)
Tôi đã khóc mỗi lần đọc tin về bé Thiện Nhân (28/08/2008)
Gởi bé Thiện Nhân yêu dấu (28/08/2008)
Bố mẹ nuôi Thiện Nhân đã làm được điều kỳ diệu (27/08/2008)
Nhật ký của mẹ 'chú lính chì' Thiện Nhân (27/08/2008)


Tuesday, September 23, 2008

Bịnh viện New Hampshire giải phẩu cho em bé Việt Nam đã từng bị bỏ rơi giữa rừng và thú hoang ăn một phần thân thể.

Bịnh viện New Hampshire giải phẩu cho em bé Việt Nam đã từng bị bỏ rơi giữa rừng và thú hoang ăn một phần thân thể.

By anlac • Aug 29th, 2008 • Category: Từ Thiện Xã Hội

Một em bé bị người mẹ trẻ bỏ rơi trong khu rừng hoang ở Quảng Nam suốt 72 giờ đồng hồ. Em bé đã bị thú rừng ăn mất đi chân phải và cả bộ phận sinh dục. Một nhóm tu sĩ Phật Giáo đã tìm thấy em. Em còn thoi thóp nhưng ruồi nhặng đang bám đầy thân thể nhỏ bé đầy máu me của em. Không ai biết em tên gì. Các bác sĩ tại bịnh viện địa phương chửa trị và đặt cho em tên Thiện Nhân. Em ở lại bịnh viên 2 tháng. Năm nay, em bé Thiện Nhân với những bước chân đi vào cuộc đau thương nhưng kỳ diệu này đã lên 2 tuổi. Tuần trước, Thiện Nhân nhập viện tại Dartmouth-Hitchcock Medical Center ở New Hampshire để tiến hành một trong hàng loạt giải phẩu bởi một nhóm bác sĩ từ tâm.

Con đường phục hồi sức khỏe của em sau khi được nhặt giữa rừng hoang cũng là một đường gian nan và nguy hiểm. Sau thời gian nằm bịnh viện, công an địa phương đã truy tìm được thân nhân của em đang sống trong nghèo đói và trao trả em về lại gia đình. Trong gia đình này em không được ai quan tâm và săn sóc thuốc thang. Những người nghe được tin này đã tuyệt vọng tìm kiếm em và hai trong số những người đó là vợ chồng anh Phùng Quang Nghinh và Trần Mai Anh.

Anh chị Quang Nghinh và Mai Anh sau những chặng đường khó khăn, phải đạp xe qua những khu rừng núi Quảng Nam, cuối cùng gặp đứa bé 2 tuổi tật nguyền đang bò lăn lóc trong bụi bặm dơ dáy. Anh chị đã xin được làm ba mẹ nuôi của em bé và hứa sẽ nuôi dưỡng cũng như tìm cách chửa trị cho em.

Tin tức được truyền ra và nhiều tổ chức y tế thiện nguyện khắp thế giới muốn được giúp đở. Ông Greig Craft, một người Mỹ đang có mặt tại Việt Nam và cũng là người sắp xếp chuyến đi của gia đình từ Hà Nội đến Seattle và Boston, rồi Viện Phục Hồi ở Chicago, nói rằng “câu chuyện của bé Thiện Nhân đã làm xúc động không biết bao nhiêu người trên thế giới”.

Bé Thiện Nhân giải phẩu tại bịnh viên ở New Hampshire tuần trước để khai thông đường tiểu tiện của em. Một nhóm bác sĩ sẽ đến Việt Nam mỗi tháng 3 để thực hiện các cuộc giải phẩu cần thiết khác. Theo bác sĩ Joseph Rosen, trong khoảng 2 năm, các bác sĩ sẽ tái tạo bộ phận sinh dục của cậu bé bằng việc dùng da trên cánh tay và qua đó có thể giúp cho em có các hoạt động sinh lý tương đối bình thường khi lớn lên.

Cho đến hôm nay, 50 ngàn đô-la đã được các mạnh thường quân hảo tâm gởi giúp để trang trải các chi phí y tế cho em. Độc giả có thể viếng thăm website www.help-thien-nhan.blogspot.com để biết thêm chi tiết về việc giúp đở em.

NguoiVietBoston theo Union Leader

Các bài anlac đã đưa lên

Có 1 đọc giả góp ý »

  1. Thay vi den may Chua Cong san,cung nhuong nuoi Su Cong an troc dau.Kinh mong qui Phat tu
    hay lam phuoc giup be THIEN NHAN.Neu la nguoi Viet nam ty nan Cong san,xin nhin bot nua to Pho buoi sang ( thay vi an to lon,nay an to nho ) de cung nhau giup cho nhung be tho khong may man nhu be Thien Nhan.Con nguoi khi chet dau co dem xuong am phu duoc gi dau.
    Giup do ke khon kho la long nhan,la hanh bo thi.


Sunday, September 14, 2008

Vingt ans de concours Miss Vietnam

Dossier Société


Vingt ans de concours Miss Vietnam - 08/09/2008


En 1988, le premier concours de beauté du Vietnam réunifié a été organisé à Hanoi par le journal Tiên Phong. Au cours de ces 2 décennies, 11 jeunes femmes ont été couronnées. Cet événement bisannuel a acquis une grande notoriété, portant désormais le nom de Miss Vietnam.



Le concours Miss Vietnam a derrière lui 20 ans. En 1988, le journal Tiên Phong (avant-garde), une publication consacrée aux jeunes, qui voulait marquer son 35e anniversaire a organisé la première édition. Organisée à Hanoi, elle portait le nom du concours de beauté du journal Tiên Phong. Au total 90 candidates, le titre suprême revenant à la Hanoienne Bùi Bich Phuong, 17 ans.

Depuis, l'événement se tient tous les 2 ans. Et en 2002, lors de 8e édition, le concours a pris un nouveau nom de concours de beauté du Vietnam ou Miss Vietnam. La lauréate représente le pays lors des compétitions internationales telles que Miss World...

Vingt ans ont passé. La beauté des Vietnamiennes est de plus en plus rayonnante. Si la première Miss, Bùi Bich Phuong, ne mesurait que 1m58, la nouvelle Miss du Vietnam 2008,Trân Thi Thùy Dung, mesure 1m78. Ce qui explique la présence de plus en plus de reines de beauté du Vietnam aux concours internationaux. La Miss Vietnam 2002, Pham Thi Mai Phuong, a été parmi les 20 premières reines de beauté à Miss World 2002. Deux ans après, Nguyên Thi Huyên a fait partie du top des 15 premières belles du même concours mondial. Et en 2006, Mai Phuong Thuy a été dans le top 16.

Le concours de beauté du Vietnam a acquis une grande notoriété. Si le premier concours du journal Tiên Phong en 1988 n'a enregistré que 90 candidates, elles étaient plus de 2.000 pour Miss Vietnam 2008. L'événement est aussi très suivi par la population avec des millions de téléspectateurs vissés à leur petit écran. Les organisateurs de l'événement, qui sont également journalistes de Tiên Phong, sont satisfaits du succès. Pour le rédacteur en chef, Duong Ky Anh, chef du comité d'organisation depuis 20 ans, "l'important, c'est que nous organisons un concours avec l'objectif de valoriser la beauté du Vietnam, des Vietnamiennes, sans aucun but commercial. Ce concours est devenu une fête culturelle des jeunes, avec des éliminatoires qui sont organisés sur un an dans différentes régions et universités..."

Les reines de beauté dans le quotidien

De 1988 à 2008, 11 jeunes femmes ont été couronnées. Ces reines de beauté ont pu ensuite devenir mannequins, chanteuses, présentatrices, femmes d'affaires ou se sont engagées dans des activités philanthropiques.

La première reine de beauté du Vietnam réunifié, Bùi Bich Phuong, se souvient de son exploit avec émotion. "Ce titre est pour moi une très grande honneur, un tournant important dans ma vie. À l'époque simple étudiante aux rêves modestes, un nouvel horizon s'est ouvert, avec de nombreuses opportunités d'études et d'échanges". En effet, Bùi Bich Phuong a eu l'occasion de poursuivre ses études à l'Université nationale de Séoul. Aujourd'hui, la première reine de beauté du pays est représentante de la Fondation sud-coréenne pour le progrès des études (The Korea Foundation for Advance Studies) en Asie du Sud-Est. C'est une organisation internationale au but non lucratif, qui assiste les jeunes talentueuses et finance des activités scientifiques, en vue de développer la recherche et l'économie dans les pays régionaux. Côté vie personnelle, Bùi Bich Phuong est mariée avec un expert en télécommunications et est mère de 2 enfants.

Une autre reine de beauté qui a remporté beaucoup de succès dans sa vie, c'est Nguyên Diêu Hoa, Miss du journal Tiên Phong en 1990. Dix-huit ans après son couronnement, à l'âge de 38 ans, cette femme charmante mariée et mère de 3 enfants, vient de faire partie du top des 5 premières "Mrs World", lors du dernier concours, tenu en juin 2008 à Kaliningrad (Russie). Ouverte, sympathique et modeste, Nguyên Diêu Hoa a impressionné les autres candidates et le jury par sa beauté, sa personnalité et son talent. Elle est la reine de beauté connaissant le plus de langues étrangères : russe, anglais, français, thaï et hindi.

Parmi les reines de beauté du Vietnam, Mai Phuong Thuy, couronnée en 2006 à l'âge de 18 ans, est surnommée "la reine de beauté la plus généreuse". Deux ans après son couronnement, elle a consacré plus de 3 milliards de dôngs provenant de ses activités publicitaires, de spectacles... aux activités caritatives. La Miss Vietnam 2006 vient de fêter en août dernier ses 20 ans, avec là aussi une activité philanthropique. Elle a en effet versé une partie de la somme nécessaire à l'opération aux États-Unis de Phùng Thiên Nhân, un enfant handicapé. "Je dois beaucoup au public qui a eu confiance en moi, explique-t-elle. Lors des concours Miss Vietnam et Miss World 2006, j'ai toujours reçu les encouragements de nombreux supporters. Ainsi, parmi les titres que j'ai obtenus se trouve +Miss favorite+. J'ai décidé non seulement de m'engager dans les activités de charité, mais aussi de faire tout mon possible pour enrichir mes connaissances et ma personnalité afin d'être digne de cette confiance".

"Vertu prime sur beauté", dit un proverbe vietnamien. Et c'est avec la vertu que la beauté devient rayonnante et pérenne.

Hoàng Hoa/CVN
(07/09/2008)

Bé trai VN bị thú rừng ăn cụt mất chân học đi tại Chicago

Bé trai VN bị thú rừng ăn cụt mất chân học đi tại Chicago
( 08.27.2008, 10:54 pm GMT-7 )

Bé Nhân đã bị thú rừng ăn cụt mất chân

Hai nhật báo Chicago Tribune và Chicago Sun Times hôm thứ Tư cùng có bài tường thuật vụ bé trai Phùng Thiện Nhân được đưa từ Việt Nam sang chữa trị tại Hoa Kỳ....


Em Nhân 2 tuổi, bị mẹ bỏ rơi trong rừng lúc mới chào đời và bị thú rừng ăn cụt chân mặt và bộ phận sinh dục, nhưng may mắn được cứu sống và được nhà báo Trần Mai Anh và chồng là ông Phùng Quang Nghinh nhận làm con nuôi.

Em Nhân đã được một tổ chức bất vụ lợi 'Trẻ Thơ Không Biên Giới' trụ sở đặt tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ, tài trợ cho chuyến sang Mỹ chữa trị.

Em đã được một bệnh viện ở New Hampshire giải phẫu thành công về đường tiểu tiện, và hiện đang được viện phục hồi của thành phố Chicago xem xét để lắp chân giả, giúp em đi lại bình thường.

Tin em Nhân sang Mỹ chữa trị đã được các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng người Mỹ và người Việt tại Mỹ theo dõi và hỗ trợ. Báo Chicago Tribune kể chuyện tối thứ Hai, cha mẹ nuôi của em Nhân và em tới ăn phở tại một cửa tiệm của người Việt ở thành phố này.

Chủ tiệm không những đã không lấy tiền còn giúp cho gia đình em 100 đô la. Hội Trẻ Thơ Không Biên Giới đang mở một quỹ đặc biệt, kêu gọi mọi người đóng góp tiền bạc giúp chữa trị cho em Nhân.

Cha mẹ nuôi của em cho hay ông bà không mong gì hơn là thấy em có khả năng sinh hoạt bình thường như mọi người.
( theo VoA)

‘Miracle baby’ arrives home after US surgery

‘Miracle baby’ arrives home after US surgery

Updated on 9/7/2008 at 16:29


Phung Thien Nhan, the miracle baby who survived an attack by wild animals in a jungle two years ago, arrived home Thursday after undergoing surgery in the US.

The tot and his adoptive parents Tran Mai Anh and Phung Quang Nghinh arrived in Hanover, New Hampshire less than three weeks ago where the boy underwent surgery on his groin.

Nhan’s mother told Thanh Nien Daily that she was excited after arriving in the US as the trip would mark the start of a long process to bring normalcy back into the child’s life.

Dubbed the “miracle boy,” Nhan’s story led to an outpouring of public sympathy when it was discovered his teenage mother had left him to die in the forest after giving birth in a small town in central Vietnam.

Nhan was discovered 72 hours later, his body covered in blood after his groin and leg were severely attacked by wild animals.

The boy was rushed to a hospital where doctors managed to save his life, though he was left with just one leg and a mangled groin area.

In March, Nhan was adopted by Anh and Nghinh, a journalist couple from Hanoi

Anh said the toddler’s initial examination took place on August 19 at Dartmouth Hitchcock Medical Center. It was determined the boy needed intervention as soon as possible to allow Nhan to urinate more easily and to eliminate the possibility of a blockage that might lead to infection.

The genital surgery on August 21 was a complete success and Nhan will now have total control of his bladder and urinary functions, Anh said.

On August 26, a medical team from Chicago’s Rehabilitation Institute evaluated the boy’s prosthetic leg and his ability to move.

Anh said her family was happy to learn that with modifications to his prosthetic limb and physical therapy, Nhan should be able to walk normally in a matter of years.

Anh said the total cost of Nhan’s treatment is approximately US$120,000 and they have now received more than $50,000 in donations.

The toddler will still need to undergo reconstructive surgery on his groin over the next four years, said Greig Craft, president of the Asia Injury Prevention Foundation (AIPF).

“We will do our best everyday to build up a normal life for Nhan despite the long process of medical treatment and rehabilitation,” Anh said after arriving home.

(CPV/Thanhnien)

Monday, September 1, 2008

Toddler survives after being partly eaten by wild dogs in jungle

Toddler survives after being partly eaten by wild dogs in jungle

A two-year-old boy has survived being mauled by wild dogs and partly eaten after he was abandoned as a newborn baby in a Vietnamese forest.

The toddler will now undergo world first surgery to rebuild his badly damaged groin area and he will also be fitted with an artificial limb.

Thien Nhan, who has no penis and testicles remaining, will undergo a series of pioneering operations until he is 15 years old.

Doctors hope the new techniques will also help other patients included wounded soldiers back from Afghanistan and Iraq.

The boy's adoptive mother, a Vietnamese journalist called Tran Mai Anh, 35, has saved him from a life of poverty and neglect.

Describing how he was found deep in the woods, she said: "His mother wrapped him in leaves and put leaves over him when he was three days old.

"She was only 17 and she was poor and didn't know how to look after him."

The teenager then ran away from her remote village of Tam Thach in the northern Quanh Nam province.

Thien Nhan lay for days too young even to move and could easily have died of starvation.

But he was discovered by villagers badly mauled and bleeding.

When Thien Nhan reached the main hospital he was very sick and needed an immediate blood transfusion.

"The doctors did not think he would survive at all," said Mai Anh. "Everyone thought he would die.

"But they tried to save him by amputating his right leg. He was left with just a stump.

"He might have died in the operation, but he survived.

"They sewed together the wounds they could in his groin area. But he was left with no private parts."

Mai Anh and her husband Phung Quang Nghinh, 35, who is also a journalist, organised hospital treatment.

As he recovered, the couple began the long process of trying to adopt him and take him back to their home in Hanoi, and he went to live with them in May.

Doctors in Vietnam fitted a fixed prosthetic limb which allowed Thien Nhan to stand.

"He wears it all the time when we're out but he can't move on it," said his mum.

"It's more for appearance, and to help him stand straight and be more balanced.

"Now he can stand up with the leg, even or without it if he has something to hold on to.

"But as soon as we're back home, Thien Nhan wants his leg off again so he can crawl around and play with his brothers."

Now the family hope top prosthetic specialists at the North Western Medical Center in Chicago can create a new bionic limb for their son.

The family began a fundraising effort in Vietnam and Thien Nhan's case was taken up by the international charity Kids Without Borders.

People from around the world are donating funds towards his surgery - but the full cost is yet unknown.

Now specialists including Dr Joe Rosen at the Dartmouth-Hitchcock Memorial Hospital in New Hampshire are investigating how to help the little boy.

An internal examination under anaesthetic at the hospital last week showed Thien Nhan actually has part of his penis remaining inside his body, along with 2cm of uretha.

Doctors say this will be a very positive foundation for the eventual genital reconstruction.

Thien Nhan will also later need a hormone test to see whether he needs testosterone injections as he grows.

"We don't know exactly how the reconstruction will take place yet," said Mai Anh.

"But doctors are investigating the best way to do it.

Thien Nhan and his family will also soon visit doctors in Chicago who will later build his new artificial leg.