Bé trai Thiện Nhân được điều trị tại Mỹ Tuesday, August 26, 2008 | ||
| ||
| ||
Hình bên: Phùng Thiện Nhân, 2 tuổi, đang chơi với mẹ nuôi Trần Mai Anh tại nhà của họ ở Hà Nội trong Tháng Tư, 2008. Chân phải của em bé là chân giả. Em từng bị bỏ rơi trong vườn hoang và bị thú vật ăn mất chân. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP) Hành trình từ Quảng Nam đến bệnh viện Rehabilitation Institute of Chicago ở Trung Bắc Hoa Kỳ của Thiện Nhân đã bắt đầu trong một vườn hoang, nơi mà em bị bỏ rơi lúc mới sanh. Trong ba ngày nằm ở nơi hoang vắng, hài nhi bị thú vật cắn mất chân bên phải và bộ phận sinh dục. Em trai đã sống sót, và giờ đây, theo tin trên mạng của nhật báo Chicago Tribune, em vui chơi trong phòng đợi của bệnh viện với cha mẹ nuôi ngày Thứ Ba, 26 Tháng Tám. Trước khi đến Nhờ các hội từ thiện tại Hoa Kỳ cũng như ở Việt Nam, Thiện Nhân được đến Mỹ vào ngày 14 Tháng Tám vừa qua để được chữa trị. Sau khi được giải phẫu tại Với khuôn mặt bụ bẫm và hai gò má tròn mũm mỗi khi em cười, Thiện Nhân đã trở thành một nhân vật khá nổi tiếng ở trong nước qua những bản tin kể lại sự sống sót ly kỳ của em. Ðây là kết cục may mắn cho một em bé từng bị bỏ rơi trong vườn hoang. Qua những bản tin ở Việt Nam, người ta được biết gần hai năm trước, vào một buổi sáng Tháng Bảy 2006, dân làng khám phá trong vườn hoang một bé sơ sinh đang thoi thóp với cơ thể tím đen, trên mình hằn đầy những vết cắn và vết gặm nhấm. Những đàn kiến đã bò lên cơ thể của em. Vài tăng sĩ đã đến thăm em bé tại bệnh viện Quảng Sau một thời gian em bé bị lãng quên, đến cuối năm ngoái một cặp vợ chồng nhà báo tại Hà Nội đã tìm kiếm và muốn biết chuyện gì xảy ra cho Thiện Nhân. Anh Phùng Quang Nghinh và cô Trần Mai Anh đã có hai con trai lớn hơn Thiện Nhân vài tuổi. Trước tình trạng đời sống thiếu thốn của đứa bé, hai vợ chồng quyết định nhân em làm con nuôi và đưa em về nhà ở Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội trong Tháng Ba năm nay. Mai Anh, mẹ nuôi của em bé, từng nói với trang tin điện tử VN Express, “Khi đọc thông tin trên báo về trường hợp của cháu, tôi rất xúc động. Cuối năm 2007, tôi cùng một vài người bạn vào Quảng Nam thăm cháu. Ðúng là không thể cầm được nước mắt khi nhìn thấy cảnh cháu lết chân tay bò khắp nhà để tìm thức ăn, mặt mũi lem luốc. Lúc đó, không hiểu sao tôi lại có niềm khao khát được làm người mẹ chăm lo cho cháu.” Nhờ sự giúp đỡ của một hội từ thiện Ðức, cặp vợ chồng mua được một chân giả cho Thiện Nhân. Trong tiến trình chăm sóc em Thiện Nhân, các bác sĩ cần làm chân giả và phải điều chỉnh chân giả hàng năm cho phù hợp với độ lớn của cơ thể. Vấn đề tái tạo bộ phận sinh dục chỉ có thể thực hiện được khi em trai đến tuổi dậy thì. Tại bệnh viện ở Chicago, cô Mai Anh nói với nhật báo Tribune về đứa con nuôi, “Nó rất sung sướng, năng động và vui tươi. Nó cũng ca hát rất nhiều. Trước đây nó không hát.” Hội Asia Injury Prevention Foundation đã giúp cho Thiện Nhân được điều trị tại các bệnh viện tân tiến tại Hoa Kỳ. Nữ Bác Sĩ Deborah Gaebler-Spira tại Rehabilitation Institute nói với nhật báo Chicago Tribune rằng em sẽ đi đứng đi bình thường sau một thời gian được trị liệu vật lý. “Em trai này phát triển gần như rất sớm,” nữ bác sĩ nói. “Nó bám theo sát cha mẹ, và đó là một điều rất tốt đẹp.” (h.d.) |
Các từ xà bông / xà phòng từ đâu mà ra?
1 week ago
No comments:
Post a Comment