Monday, April 28, 2008

VIDEO: Cuộc sống hiện nay của cháu bé bị bỏ rơi ở Quảng Nam

VIDEO: Cuộc sống hiện nay của cháu bé bị bỏ rơi ở Quảng Nam

Cập nhật: 27/4/2008 12:33

Cách đây 2 năm câu chuyện về cháu bé bị người mẹ tuổi vị thành niên bỏ trên núi từ khi mới lọt lòng tại Quảng Nam đã làm xôn xao dư luận. Khi đó, sau 3 ngày bị bỏ lại trên núi, cháu bé sơ sinh đã được cứu sống và được đưa trở gia đình nhưng đã bị tàn tật vĩnh viễn vì bị mất một số bộ phận cơ thể. Sau gần 2 năm sống trong cảnh nghèo khó với ông bà ngoại, cách đây 1 tháng, cháu đã được một gia đình ở Hà Nội nhận nuôi, cháu đang sống trong sự đùm bọc yêu thương, và được chạy chữa tích cực với hy vọng phục hồi chức năng.

Bé Thiện Nhân.

Vào tháng 7 năm 2006, tại bệnh viện Đa Khoa Quảng Nam, một cháu bé mới 3 ngày tuổi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng mất một chân phải và bộ phận sinh dục. Những người tìm thấy cháu bé trên núi không tin cháu có thể sống được với những vết thương như vậy.

Bé Thiện Nhân bị mất một chân phải và bộ phận sinh dục.

Và giờ đây khi nhìn lại cháu với cái tên Thiện Nhân - người ta sẽ khó hình dung được đây là cháu bé bị bỏ rơi ngày nào. Trong một chuyến đi tới Quảng Nam, thấy cảnh sống thiếu thốn của bé ở nhà ông bà ngoại, gia đình chị Lan Anh, 118 Hàng Bạc, Hà Nội đã nhận bé Thiện Nhân về nuôi. Ngôi nhà ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, rộn rã hơn từ ngày có thêm bé Thiện Nhân. Sau những lạ lẫm phút ban đầu, Nhân đã nhanh chóng hòa nhập với gia đình, với các anh và cha mẹ nuôi

Hình ảnh mới nhất của cậu bé bị bỏ rơi ngày nào.

Chị Mai Anh, mẹ nuôi bé Thiện Nhân cho biết: "Mới đầu mình chỉ đến thăm Nhân thôi, nhưng sau một thời gian, về nhà, có một hôm con trai mình hỏi "mẹ có biết vì sao con có 2 chân không? Vì mẹ yêu con". Lúc đó mình như sực nhớ ra, mình đã bỏ quên cậu con trai ở một nơi nào đó".

Bé Thiện Nhân trong vòng tay chị Mai Anh - Mẹ nuôi cháu.

Bé Nhân hòa nhập rất nhanh với gia đình mới, sau một tháng được đón về, Nhân đã tăng được 1kg, có vẻ rất hiếu động và khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều mà gia đình lo lắng nhất là việc xử lý những vết thương ở chân và bộ phận sinh dục của bé. Bố mẹ đã đưa bé đi nhiều bệnh viện trong nước để khám bệnh và gần đây nhất là chuyến đi Thái Lan đợt vừa rồi.

Bé Thiện Nhân và anh trai - Con đẻ chị Mai Anh và anh Quang Nghinh.

Anh Quang Nghinh, bố nuôi bé Nhân cho biết: "Điều cả gia đình mong muốn nhất là bé có thể tự bước đi, dù chỉ là với chiếc chân giả. Rồi còn những vết thương ở bộ phận sinh dục của bé nếu không sớm điều trị sẽ gây những tác hại về lâu dài. Việc chữa chạy sẽ còn cần rất nhiều công sức và sự hy sinh của cha mẹ nuôi của bé".

Bé Thiện Nhân trong vòng tay anh Quang Nghinh - Bố nuôi bé.

Dù đã có mái ấm gia đình chở che, nhưng con đường phía trước của bé Thiện Nhân còn rất gian nan.

Mời Quý vị xem video tại đây:

Thanh Hoa

Những cuộc đời bị bỏ lại

Những cuộc đời bị bỏ lại

(SVVN) Có những em nhỏ tưởng như không còn cơ hội sống sót trên đời… Vậy mà, nhờ những tấm lòng trắc ẩn, biết sớt chia, các em được đổi phận, trở lại cuộc đời…


Hình hài không tên

Đứng trong phòng hậu phẫu của Viện nhi Trung ương, một nữ y tá trẻ đẩy chiếc cáng nhỏ, trên đó em bé sinh được 9 ngày thiêm thiếp. Một cơ thể không khỏe, ống truyền dường như quá lớn so với cánh mũi nhỏ phập phồng của em. Đôi mắt vàng, sưng, nhắm nghiền. Trên trán là mảnh băng dính "Nguyễn Thị Gái". À, ra em là con gái.

Các bác sĩ ở đây không phải vô tâm, mà là xót xa đến trơ khấc trước những cảnh mẹ mang con đến chữa bệnh sau vài ngày sinh, rồi ra đi không một chiếc khăn hay mẩu giấy lưu lại trong lớp chăn bọc con mình.

Tôi thấy lòng nhẹ hơn nhiều khi cô y tá đặt vào đầu giường em mẫu giấy xét nghiệm, dấu đỏ âm tính với HIV. "Nguyễn Thị Gái", "Nguyễn Văn Trai", các em được dán lên trán những "phiếu tên" như thế, ít nhiều để người ta nhìn và biết giới tính của em được sinh ra trên đời. Dù sao, bỏ lại em trong bệnh viện, vẫn còn là may phúc...

Có những bé khác không được may mắn như thế. Mọi người chưa hết xót xa, phẫn nộ trước hình ảnh em bé Hồ Thiện Nhân - bị mẹ bỏ rơi trong vườn, bị côn trùng và súc vật cắn mất chân phải và bộ phận sinh dục- nay đã được đón về gia đình mới.

Chúng tôi gặp em ở ngôi nhà 118 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm với bà nội, bố Nghinh, mẹ Mai Anh và 2 anh trai. Bố mẹ của em bây giờ kể: "Hồi mới về nhà, bé rất ngơ ngác, hoàn toàn không biết gì, kể cả việc chơi đồ chơi và xem tivi. Sức khỏe cũng rất kém: nhiễm trùng đường ruột và bị ghẻ. Bé hay hít ngửi các đồ vật rất lâu để nhận biết về mùi. Thức ăn mà bé chịu ăn chỉ là cơm nguội. Sau 2 tuần mới quen, ăn nhiều và tăng lên được hơn 1 kg".

anh 2.jpg



Tại nhà số 3 phố Doãn Kế Thiện - Hà Nội, làng trẻ Birla là ngôi nhà thân quen của hơn 150 em nhỏ côi cút. Chia làm 3 gia đình, mỗi gia đình có 2 mẹ và hàng chục đứa con từ 2 đến 18 tuổi. Sau 20 năm thành lập đến nay, làng đã che chở và cưu mang cho rất nhiều em nhỏ mồ côi không nơi nương tựa.

Trong đó, không ít em bị bỏ lại từ lúc lọt lòng trước cổng làng. Người ta bỏ, vì thấy em bị dị tật, có em bị mù. Nhìn các em cứ líu ríu với nhau, nhìn người lạ với đôi mắt vẫn còn chưa hết hoảng hốt mà nhói lòng: đã sinh ra, sao nỡ nào vứt đi khúc ruột?

Những người cho em phận mới

Mẹ Mai Anh của Thiện Nhân kể: Ở nhà, Nhân quấn bố nhất. Từ ngày có bố Nghinh, em sung sướng khoe với mọi người. Khách Tây đến thăm, em cũng hồ hởi chỉ tay vào bố Nghinh: "Ông ơi, bà ơi, bố em.." Buổi tối, em đòi ngủ với bố, em bi bô: "Ngủ Nghinh, ngủ Nghinh" đến là thương. Ngày 9/4/2008, Nhân chính thức đổi theo họ Phùng của bố.
Nhân hay chơi với 2 anh Thiên Minh (8 tuổi) và Hải Minh (3 tuổi).

Anh em đùa nhau có lúc bị Nhân cắn, rồi Nhân lấy ống quần chân phải lau nước mắt dỗ anh. Hằng ngày, bà nội già yếu ở nhà chăm Nhân, đứa cháu trai thứ 10 của bà. Mẹ Mai Anh đã bật khóc khi thấy Nhân lần đầu được lắp chân giả, lần đầu được đứng trên 2 chân - điều bình thường đối với bất cứ đứa trẻ nào khác. Hiện tại gia đình vẫn dốc sức chữa trị cho Nhân, bù đắp những thương tổn về thể xác và tinh thần cho em.

Các mẹ ở làng Birla cũng là những người có hoàn cảnh, nhưng đều hết lòng chăm lo cho các con. Các em được nuôi nấng, dạy dỗ chu đáo tận tình từ bữa ăn, giấc ngủ. Khi đến đây, chúng tôi ngỡ ngàng khi được ngắm nhìn những bức vẽ, xé dán thủ công của các em. Ngoằn nghèo những bông hoa, con thuyền, ngôi nhà... đáng yêu, mà cũng làm người ta xót xa đến rớt nước mắt...

Biết tin về Nhân, rất nhiều người đã đến tận nhà thăm em. Mẹ Mai Anh bồi hồi kể chuyện về đứa con nuôi đặc biệt của mình. Chị cũng nhận được email của những du học sinh tâm sự rất xúc động khi nghe chuyện về Nhân, càng phấn đấu học và làm để giúp đỡ những em bé bất hạnh như Nhân.

anh 3.jpg



Nhìn những em nhỏ ấy, đã từng có lúc nghĩ, các em sẽ không còn được tiếp tục làm người, nếu không có những tấm lòng xót thương đón lấy. Trên đây chỉ là số ít những em nhỏ, những địa chỉ tình người. Còn bao nhiêu hình hài nhỏ bé bị chính những người cha, mẹ không biết xót thương bỏ lại ở viện Nhi kia và ở những khu làng quê lụp xụp khác kia, biết mấy em trong số đó được cuộc sống run rủi "đổi phận" cho làm người?

Mọi sự giúp đỡ dành cho các em nhỏ xin liên hệ:
1. Chị Trần Mai Anh: 0936166588
Số đt nhà : 7171837
Email: hanoiguppy@gmail.com
2. Làng trẻ Birla: 7649466
3. Chùa Bồ Đề: 8273529


Theo Sinh Viên Việt Nam

Tuesday, April 22, 2008

Bạn nghĩ ai là thủ phạm nào?

Bạn nghĩ ai là thủ phạm nào?
333 magnify

photo by Hoàng Nam-AFP

Thiện Nhân là nạn nhân của chính chúng ta

Khi nghe câu chuyện về ngày ra đời kinh hoàng của Thiện Nhân, phản ứng đầu tiên của hầu hết mọi người là căm giận người mẹ đẻ của em. Tớ cũng thế. Nhưng xét cho cùng, cô ta cũng chỉ là một nạn nhân tăm tối của một thế giới còn đầy rẫy những đói nghèo, ngu dốt, giáo điều và đạo đức giả. Hẳn các bạn đều biết “hiệu ứng cánh bướm”, một con bướm đập cánh ở Paris có thể ảnh hưởng đến rừng già Amazone. Nếu bạn đã từng, dù chỉ trong vô thức, mang thành kiến lối sống của mình để dè bỉu, phán xét một người phụ nữ có con trước kết hôn, thậm chí, nếu bạn chỉ từng có thái độ thiếu thiện chí với một cách sống của người khác – không có hại gì cho xã hội, mà chỉ có "lỗi" là khác cách sống của bạn thôi, thì bạn cũng đã vô hình chung trở thành một tác nhân đẩy người phụ nữ ngu muội kia đến cái hành động phi nhân tính ấy.

Thiện Nhân là trách nhiệm của chính chúng ta

Bạn đã từng nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia vô tư của một ai đó, thậm chí là chưa từng quen biết bạn… Bạn đã từng làm ai đó tổn thương mà không có cách gì sửa chữa? Những cuộc đời như của Thiện Nhân là một cơ hội để mình nói lời cảm ơn và xin lỗi đấy. Tớ nghĩ là như vậy. Và ngay cả khi bạn chẳng thấy cần cảm ơn và xin lỗi ai, thì chia sẻ một chút yêu thương không làm cho bạn nghèo đi, mà sẽ làm trái tim bạn ấm áp hơn…

Giá em bé bị bỏ rơi, bị động vật cắn mất một chân và bộ phận sinh dục này có được một tổ chức đỡ đầu lâu dài

để cùng với cha mẹ nuôi của em, giúp em có một cuộc sống tươi sáng hơn cả về thể chất và tinh thần! Xin bạn hãy gửi đường link này cho bạn bè để tìm cho em một cơ hội!

A newborn child in Vietnam who was forsaken by his own natural mother miraculously survived an animal mauling. Please pass this link to find someone who can help this brave little kid have a better life.

http://afp.google.com/article/ALeqM5hl1df93RHTHyc4f1582j_1WUK7Hw

http://hothiennhan.blogspot.com/

Friday April 11, 2008 - 10:31am (PDT)

Ảnh người chơi game đến thăm em bé bị súc vật cắn

Thứ hai, 21/4/2008, 13:29 GMT+7

Ảnh người chơi game đến thăm em bé bị súc vật cắn

Sáng 19/4, một nhóm game thủ của trò chơi Special Force Việt Nam đã đến số 118 Hàng Bạc (Hà Nội) để thăm PhùngThiện Nhân, em bé bị súc vật cắn đứt chân và bộ phận sinh dục tại Quảng Nam.

Bé Phùng Thiệ

Bé Phùng Thiện Nhân cười đùa trong vòng tay game thủ.

Dù chỉ di chuyển được bằng chân trái và 2 cánh tay, nhưng cậu bé kháu khỉnh 20 tháng tuổi này rất nhanh nhẹn. Nhân có khả năng ghi nhớ rất nhanh đồ vật của từng người. Dường như đã quen với sự quan tâm của những người xung quanh, bé làm quen và trò chuyện với các game thủ ngay khi họ vừa tới.

Bé Nhân sinh ra ở một vùng núi tỉnh Quảng Nam. Người mẹ trẻ sinh năm 1987 bỏ rơi bé sau khi sinh tại bụi chuối sau nhà. Nhân được người dân trong thôn phát hiện trong tình trạng nguy kịch, mất chân phải và bộ phận sinh dục, người be bét máu (do bị súc vật cắn xé) và đầy kiến bu, da tím ngắt. May nhờ có sự phát hiện của bà con hàng xóm và sự tận tình cứu chữa của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, bé đã được cứu sống.

Sau khi điều trị ở Bệnh viện Quảng Nam 2 tháng, bé được một nhà chùa đón về nuôi, đặt tên là Hồ Thiện Nhân. Khi tìm được ông bà ngoại của bé, nhà chùa đã đưa bé về để được đoàn tụ với gia đình.

Qua Webtretho, một người phụ nữ tên là Mai Anh tìm được thông tin và thường xuyên giúp đỡ cho bé. Cuối cùng, chị đã đi đến quyết định nhận cháu làm con nuôi. Về với mái nhà mới, Thiện Nhân thường xuyên được vợ chồng anh Nghinh và chị Mai Anh đưa đi khám ở bệnh viện Việt-Pháp. Vừa qua, bé đã được đưa sang Thái Lan một tuần để khám nhưng vẫn chưa có kết quả. Gia đình bố mẹ nuôi vẫn tiếp tục tìm hiểu thông tin về các nước có nền y học phát triển để tìm ra nơi chữa trị tốt nhất.

Hiện bé đã được đổi tên theo họ của bố Nghinh thành Phùng Thiện Nhân và sống rất hạnh phúc trong gia đình với bà nội, bố mẹ, anh lớn học lớp 2, và anh bé hơn Nhân một tuổi.

Nhân rất quấn bà và luôn mồm giới thiệu "bà, bà".

Nỗi đau thể xác không ngăn được nụ cười ngây thơ.

Nhân liên tục làm khách cười phá lên bằng những hành động ngộ nghĩnh.

Nhân liên tục làm khách cười phá lên bằng những hành động ngộ nghĩnh.

Chỉ mất vài phút, bé đã quen với những anh chị mới đến.

Nhân đón nhận tình cảm của mọi người.

ádg

Theo các bác sỹ, Nhân sẽ thay chân giả thường xuyên từ nay đến năm 21 tuổi. Bộ phận sinh dục của bé cũng có thể được phẫu thuật ở độ tuổi dậy thì.

Việc chữa trị dành cho Nhân là một quá trình lâu dài. Ban biên tập báo Game Thủ.net khuyến khích độc giả gửi những món quà nhân nghĩa về cho bé. Thông tin về người quyên góp sẽ cập nhật thường xuyên trên trang báo.

Hình thức quyên góp

Nếu gửi tiền mặt, xin hay chuyển tới địa chỉ: Bà Nguyễn Thị Thúy, báo Game Thủ.net, số 48 Vạn Bảo, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: (84.4) 2991288 - máy lẻ: 4890. Vui lòng ghi rõ họ tên, điện thoại liên lạc và mục đích chuyển tiền. Ngoài ra, độc giả cũng có thể chuyển trực tiếp đến nhà bé: số 118 Hàng Bạc, Hà Nội.

Hoặc nếu sử dụng tài khoản, xin chuyển về tài khoản số 0021001140679. Chủ tài khoản: Nguyễn Thị Thúy, Ngân hàng Vietcombank Hà Nội. Khi quyên góp hãy cung cấp cho chúng tôi thông tin tên, số tài khoản và số tiền quyên góp của bạn về địa chỉ nguyenthuy@gamethu.net hoặc gửi tin về số điện thoại di động 0982106899 để ban biên tập công khai danh sách.

Số tiền ủng hộ sẽ được Game Thủ.net chuyển đến nhà bé Phùng Thiện Nhân.

Ban biên tập
Ảnh trong bài do 2 clan Special Force SP và Tear cung cấp

Monday, April 21, 2008

出 世 棄 森 林   野 狗 咬 斷 腳 坎 坷 越 童 牽 動 人 心

出 世 棄 森 林   野 狗 咬 斷 腳 坎 坷 越 童 牽 動 人 心


馮 善 仁 一 出 世 被 母 親 遺 棄 , 右 腿 遭 野 狗 噬 去 。   互 聯 網



家 人 離 棄 他 , 但 上 天 派 來 天 使 守 護 他 。 越 南 男 童 馮 善 仁 ( Phung Thien Nhan ) , 甫 出 生 就 遭 母 親 遺 棄 在 森 林 , 野 狗 咬 斷 他 的 右 腿 , 大 難 不 死 , 祖 父 母 卻 又 不 肯 照 顧 。 幸 得 一 位 女 記 者 收 養 了 他 , 小 童 現 在 快 兩 歲 了 , 整 天 只 管 甜 甜 地 笑 。


約 兩 年 前 , 越 南 中 部 貧 困 山 區 的 村 民 , 聽 到 木 瓜 葉 和 竹 子 下 , 傳 來 嬰 兒 喊 聲 。 撥 開 一 看 , 是 個 渾 身 鮮 血 、 滿 身 螞 蟻 的 初 生 男 嬰 。 村 民 趕 緊 把 他 送 到 醫 院 , 醫 生 為 他 切 去 右 腿 , 原 本 奄 奄 一 息 的 他 , 奇 地 活 下 來 了 。 僧 侶 為 他 起 名 馮 善 仁 , 望 他 長 大 後 做 個 好 人 。 他 的 故 事 , 傳 遍 全 國 。


祖 父 母 疏 忽   女 記 者 收 養

村 民 是 在 這 間 屋 的 後 園 叢 林 , 發 現 遭 野 狗 噬 咬 的 馮 善 仁 。   互 聯 網
是 誰 狠 心 棄 兒 ? 原 來 善 仁 的 母 親 , 是 位 少 女 , 還 未 懂 得 當 媽 媽 的 責 任 。 當 局 後 來 將 善 仁 送 回 祖 父 母 家 , 之 後 公 眾 沒 有 再 聽 到 他 的 消 息 。 但 河 內 記 者 陳 梅 英 ( Tran Mai Anh ) , 心 善 仁 , 到 處 打 聽 他 的 下 落 。 去 年 底 , 她 終 於 找 到 善 仁 了 。
陳 梅 英 發 現 , 善 仁 被 疏 忽 照 顧 , 渾 身 骯 髒 , 還 患 上 貧 血 和 腹 瀉 。 陳 梅 英 與 丈 夫 和 同 事 商 量 後 , 決 定 收 養 他 , 將 他 帶 回 河 內 治 療 。 一 個 德 國 慈 善 組 織 , 更 為 善 仁 做 了 義 肢 。 現 在 陳 梅 英 正 聯 絡 外 國 醫 院 , 為 善 仁 做 腿 部 矯 形 手 術 。
事 隔 近 兩 年 , 馮 善 仁 再 成 為 新 聞 人 物 , 許 多 熱 心 人 送 玩 具 給 他 。 他 初 時 很 不 習 慣 新 生 活 , 只 肯 瑟 縮 一 角 , 吃 冷 飯 和 香 蕉 。 但 過 了 一 個 月 , 一 切 都 改 變 了 , 很 愛 與 養 父 母 的 八 歲 兒 子 玩 。 陳 梅 英 說 : 「 善 仁 現 在 開 心 許 多 , 甚 麼 都 吃 , 越 來 越 胖 。 」
法 新 社

祝佢今後生活幸福快樂




Saturday, April 19, 2008

Trao quà tới hai cháu Bùi Đức Minh và Hồ Thiện Nhân


Thứ Sáu, 18/04/2008 - 3:30 PM

Trao quà tới hai cháu Bùi Đức Minh và Hồ Thiện Nhân

Đại diện báo Dân Trí trao quà cho gia đình bé Bùi Đức Minh. (Ảnh: TH)

Thông qua Quỹ Nhân Ái - báo Dân trí, tuần qua bạn đọc gửi tặng cháu Bùi Đức Minh 8.000.000 đồng và cháu Hồ Thiện Nhân 2.000.000 đồng.

Sau đợt chạy hóa chất tuần trước, sức khỏe của cháu Minh đã tạm thời ổn định. Hiện tại cháu đang trong thời gian đợi được ghép tủy. Theo dự kiến của các bác sỹ, ca phẫu thuật sẽ diễn ra ngay sau khi tìm được loại tủy thích hợp. Hiện nay bệnh viện vẫn chưa tìm được loại tủy phù hợp với tủy của bé Minh. Nếu tìm được tủy sớm và được phẫu thuật kịp thời thì tỷ lệ thành công của ca ghép tủy sẽ đạt 70 – 80%.

Ước tính chi phí cho ca phẫu thuật ghép tủy là 300.000 đô la Singapore (hơn 3,5 tỷ đồng). Trong khi đó, số tiền vợ chồng anh Trung bán căn nhà đang ở cũng chỉ đủ 1/3 chi phí của ca phẫu thuật.

Về tình hình bé Thiện Nhân, khi chúng tôi đến thăm thì bé đang ngủ. Bà nội nuôi của Thiện Nhân cho biết những ngày đầu ra Hà Nội, bé rất sợ ánh sáng, sợ đông người, bé gầy và yếu. Ban đêm bé không chịu ngủ, ba mẹ nuôi dỗ thế nào cũng không được. Nhưng bây giờ bé đã dần thích nghi với cuộc sống mới, Thiện Nhân ăn uống cũng tốt hơn trước.

Đại diện báo Dân Trí trao quà cho tới cháu Thiện Nhân. (Ảnh: TH)

Qua báo Dân trí, gia đình hai cháu Đức Minh và Thiện Nhân muốn gửi tới bạn đọc lời biết ơn sâu sắc.

TH

Nhiều tâm lòng thiện nhân đến với cậu bé bị động vật ăn mất chân và bộ phận sinh dục

Trang nhất > Thời sự Xã hội > Tin tức - Sự kiện

Nhiều tâm lòng thiện nhân đến với cậu bé bị động vật ăn mất chân và bộ phận sinh dục
10:33, 19/04/2008

Anh Quang Nghinh (phải) và anh Công an xã Tam Thạnh đã giúp đỡ cháu Nhân rất nhiều.

8h ngày 18/4, ngay sau khi Báo CAND đăng bài viết về cậu bé Thiện Nhân đến tay độc giả, chúng tôi nhận được điện thoại của chị Trần Mai Anh, mẹ nuôi cháu Thiện Nhân với giọng xúc động rằng, từ sáng sớm, chị đã nhận được rất nhiều điện thoại của bạn đọc từ khắp nơi gọi tới sẻ chia. Chị bảo: "Sự động viên, chia sẻ của mọi người càng làm tôi thấy mình phải có trách nhiệm hơn nữa với Thiện Nhân".

>> Bé Thiện Nhân đã gặp được người thiện tâm

Trong phạm vi bài báo đăng số trước, chúng tôi không thể viết hết việc làm của chị Mai Anh cùng gia đình cho Thiện Nhân, cũng không thể diễn tả hết cảm xúc của mình trước nghĩa cử cao đẹp và hành động dũng cảm của anh chị.

Chúng tôi xin chuyển tới độc giả những lời chia sẻ, động viên của mọi người gửi thư cho chị Mai Anh mà chúng tôi vừa nhận được: "Em rất cảm động khi biết được anh chị đã có tấm lòng vàng cưu mang cháu bé đáng thương, điều mà những người thân, ruột thịt của bé không thể mang lại. Nhìn gương mặt sáng sủa, bầu bĩnh của bé, em chắc là bé sẽ được hưởng một cuộc sống hạnh phúc, đầm ấm, yêu thương bên những người thân mới - mái ấm gia đình thực sự của bé. Em cảm ơn anh chị và cả gia đình em sẽ rất vui nếu được biết tin về bé cũng như em có thể chung tay giúp đỡ cho bé, hãy chỉ cho em biết với nhé!".

"Kính gửi chị Mai Anh cùng gia đình! Trước tấm lòng cao cả của chị và gia đình, tôi bày tỏ lòng ngưỡng mộ. Chị sẽ gặp những điều may mắn trong cuộc sống. Nhìn đứa trẻ trạc tuổi con tôi, tôi ứa nước mắt. Theo tôi, chị nên liên hệ với một tổ chức xã hội lớn để họ có điều kiện mở rộng, kết nối các tấm lòng hơn nhằm giúp đỡ cho cháu một sức khỏe tốt hơn, có tương lai hơn. Chúc chị và cháu sức khỏe, yêu cuộc sống hơn vì có vô số người đang hướng về tấm lòng của chị".

Trò chuyện với chúng tôi và với ai cũng vậy, chị Mai Anh không muốn nói nhiều đến người sinh ra cháu và càng không muốn để cháu sau này biết về nỗi đau của mình, về người đã gây ra nỗi đau cho cháu.

Chị chỉ muốn nhắc đến những người đã giúp đỡ cháu, dồn tình thương, sự giúp đỡ cho cháu, như anh Công an viên ở xã Tam Thạnh; là các bác sỹ đã chữa trị, khám bệnh, làm chân giả cho bé; là những bà mẹ tham gia diễn đàn ở Website trẻ thơ; là những ông bố bà mẹ không quen biết cũng đưa con đến nhà chơi với Thiện Nhân; là những người đã khóc khi biết về nỗi bất hạnh của Nhân...

Qua chúng tôi, chị Mai Anh muốn gửi lời cảm ơn tới những người đã sẻ chia, đồng cảm và giúp đỡ về vật chất để cùng chị đưa bé Thiện Nhân đến với cuộc sống bình thường.

Còn chúng tôi vẫn tha thiết mong bạn đọc khắp nơi sẽ chung tay giúp đỡ cháu Thiện Nhân cùng gia đình chị Mai Anh - anh Quang Nghinh bằng tình cảm và những hành động thiết thực.

Mọi giúp đỡ xin gửi về địa chỉ: Báo CAND số 66 phố Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, điện thoại: 04.9420595. Hoặc chị Trần Mai Anh, số nhà 118 phố Hàng Buồm, Hà Nội


Việt Hà - Cao Hồng

Bé Thiện Nhân đã gặp được người thiện tâm

Bé Thiện Nhân đã gặp được người thiện tâm
4:30, 18/04/2008

Bé Thiện Nhân đã khác trước.

Qua báo chí, chị Mai Anh và rất nhiều bà mẹ khác biết về cậu bé bị bỏ rơi, bị động vật cắn ở Núi Thành (Quảng Nam). Khi chị có ý định đón Thiện Nhân về nuôi, mẹ chồng, mẹ đẻ và đặc biệt là chồng chị, anh Phùng Quang Nghinh rất ủng hộ chị. Chính anh Nghinh đã đưa Thiện Nhân ra khỏi ngôi nhà nghèo khó, ra khỏi khu vườn mà cậu bé đã trải qua sự đau đớn cả về thể xác và tinh thần.

Bị chính mẹ đẻ bỏ rơi lúc lọt lòng giữa bốn bề rừng núi; bị động vật ăn mất một chân (đến bẹn) và bộ phận sinh dục. Bé trai được tìm thấy khi kiến bám kín người và thân thể trọng thương sau 72h chào đời. Kỳ lạ thay, bé vẫn sống và sống khoẻ mạnh. Sức sống mãnh liệt đã giúp bé giành được sự sống.

Sự kiên tâm của người có tâm đang nỗ lực bù đắp bất hạnh mà bé gặp phải. Mong rằng câu chuyện sau đây nhận được sự đồng cảm, chia sẻ của mọi người.

Sức sống mãnh liệt của cậu bé bị bỏ rơi

Tháng 7/2005, bạn đọc cả nước bàng hoàng và đau xót khi đọc thông tin trên một số tờ báo về một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam bị động vật cắn mất chân phải và bộ phận sinh dục. Sau khi được phát hiện và đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, đứa trẻ đã được cứu sống sau hơn 2 giờ cấp cứu, phẫu thuật.

Công an huyện Núi Thành cũng xác định được người mẹ của đứa trẻ 3 ngày tuổi bị bỏ rơi. Cái tên theo họ mẹ - Hồ Thiện Nhân - cũng là do mọi người đặt cho với mong muốn lòng Thiện và điều Nhân sẽ đi cùng cháu đến hết cuộc đời. Cậu bé được đưa trở về với ông bà ngoại, ngay trong khu vườn mang đến nỗi đau cho cậu bé.

Câu chuyện về Thiện Nhân tưởng như đã để lại một cú sốc tinh thần thoảng qua cho những ai đã từng biết đến rồi lại lẫn vào bao chuyện đời thường khác. Gần 2 năm sau, những ai đã từng đau đớn, xót xa cho số phận kia bỗng như bừng tỉnh, như trút được nỗi nặng nề khi nhận tiếp thông tin: Thiện Nhân đã có bố mẹ nuôi và họ đang dồn sức khoả lấp sự không vuông tròn của thân thể cho cháu.

Một ngày giữa tháng 4, chúng tôi tới ngôi nhà số 118 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, mái ấm mới của Thiện Nhân để biết nhiều thêm về cháu, về gia đình cưu mang cháu. Cùng đi còn có ông Lâm Tấn Lợi, chủ doanh nghiệp võng xếp Duy Lợi.

Đón tiếp chúng tôi là hai bà cụ, một ngoài 80 tuổi và một gần 70 tuổi. Tiếp chuyện, chúng tôi mới biết họ là bà nội, bà ngoại mới của Thiện Nhân. Các bà được bố mẹ nuôi của em huy động để trông em, một cậu bé 21 tháng tuổi với đầy thương tích trên người.

Thiện Nhân di chuyển bằng ba chi rất nhanh nhẹn. Nó trườn giữa hai người anh, Thiên Minh 7 tuổi và Hải Minh 3 tuổi. Nó giành chiếc xe cần cẩu khiến 2 anh Minh phải nhường. Nó nói, nó cười, nó leo lên ghế đẩu, nó trèo cầu thang… Nó chủ động hoàn toàn.

Nhìn nó, chúng tôi thầm nghĩ, điều kỳ diệu nào khiến một cậu bé bị quăng ra vườn với đống dây rốn lùng nhùng; một cậu bé từng là miếng mồi của động vật; một cậu bé bị bỏ đói 72h lại có thể sống khoẻ mạnh và hoà nhập với cuộc sống đô thị nhanh đến vậy. Cậu bé ấy không chỉ khoẻ mạnh mà còn rất nhanh trí. Bé quan sát và còn biết, ai là chủ nhân của đôi dép nào được đi trong nhà.

Tình nhân ái của một gia đình

Chị Trần Mai Anh (35 tuổi), mẹ nuôi của Thiện Nhân liên tục nhắc đến cậu bé bằng từ: "yêu lắm!" như một điệp khúc không dứt. Nhìn người mẹ mảnh mai kia chẳng ai ngờ chị lại làm được một điều kỳ diệu. Điều mà có thể rất nhiều người nghĩ đến nhưng không ai làm được như chị.

Qua trang web trẻ thơ, Mai Anh và rất nhiều bà mẹ khác đã liên tục cập nhật thông tin về cậu bé bị bỏ rơi, bị động vật cắn ở Núi Thành. Khi Mai Anh và một số người bạn cùng đến Quảng Nam thăm Thiện Nhân, họ không cầm được nước mắt.

Cậu bé sống hoang dã như cây cỏ, chỉ thích ăn chuối và cơm nguội. Bé bị bệnh đường ruột do ăn uống không hợp vệ sinh. Bị ghẻ do ở… bẩn. Đau đớn hơn, bé không thể đi vệ sinh do bộ phận sinh dục bị cắn cụt. Nước giải lúc nào cũng dỉn ra, màu đùng đục.

Cùng các bà mẹ của web trẻ thơ tìm kiếm thông tin, liên hệ ra nước ngoài tìm cách chữa bệnh cho Nhân. Bác sỹ có lời khuyên: với một đứa trẻ hiếu động như thế thì cần phải chăm sóc đặc biệt ngay lập tức để tránh lệch xương cột sống và bệnh về đường tiết niệu.

Các chị cũng đang nỗ lực tìm một gia đình nào đó thật giàu có nhận nuôi cháu để có điều kiện chữa bệnh. Sự thúc bách của thời gian khiến Mai Anh không thể đợi. Chị hoàn tất thủ tục nhận cháu làm con nuôi và đón về nhà.

Mẹ chồng, mẹ đẻ và đặc biệt là chồng chị anh Phùng Quang Nghinh ủng hộ chị. Anh Nghinh chính là người đưa Thiện Nhân ra khỏi ngôi nhà nghèo khó, ra khỏi khu vườn mà cậu bé đã trải qua sự đau đớn về thể xác và tinh thần.

Anh Thiên Minh và Thiện Nhân rất yêu quý nhau.

Trở về Hà Nội, những đêm đầu tiên xa nhà, Nhân chỉ ngủ ngồi hoặc gục đầu xuống bàn. Ánh mắt cậu hoang mang trước những người xa lạ. Còn với bố Nghinh, bị cậu đối xử như người đã tước đoạt cậu ra khỏi ông bà ngoại.

Nhưng rồi tình thương, cách chăm sóc của gia đình mới đã làm mất khoảng cách ấy. Bây giờ, Nhân đã hoà nhập với gia đình mới. Cậu chính thức là một thành viên không thể thiếu.

Dường như tạo hoá đã bù đắp cho sự mất mát của Thiện Nhân mà mang đến cho cậu bé trí thông minh và sự linh hoạt hơn hẳn nhiều đứa trẻ cùng tuổi khác. Thiện Nhân hiểu hơn ai hết sự thiếu thốn tình cảm nên cậu rất sợ sự lạnh nhạt.

Ngày 12/4, vợ chồng chị cùng Thiện Nhân lên máy bay sang bệnh viện Thái Lan tìm cơ hội chữa bệnh. Gặp nhiều người ở sân bay, như thể hiện tình cảm mà mình đang có, Thiện Nhân gọi ầm lên: "Ông, ông!", rồi chỉ vào bố Nghinh khoe: "Bố em, bố em!" khiến anh chị mừng phát khóc.

Cuộc đời Thiện Nhân đã rẽ sang một lối ngoặt mới. Nhưng trước mắt cậu và cả gia đình mới đang đối mặt với đầy khó khăn, thách thức. Lần sang Thái Lan này mới chỉ là bắt đầu cho một hành trình chông gai. Vợ chồng Mai Anh phải chờ kết quả xét nghiệm mới có hướng xử lý cho đường tiết niệu của Thiện Nhân, sau đó là phẫu thuật bộ phận sinh dục...

Phần chân cụt đã được lắp chân giả, nhưng sẽ liên tục phải thay để phù hợp với sự phát triển của cậu bé. Một hành trình mới bắt đầu cho cả gia đình đầy lòng nhân ái ấy. Nhưng, chỉ đơn độc một gia đình để làm nên điều kỳ diệu thì thật khó.

Thiện Nhân và gia đình cần sự giúp đỡ của cộng đồng, của tất cả chúng ta. Chúng ta hãy vì tình thương, vì cuộc sống phía trước của cháu Thiện Nhân mà chung tay góp sức.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về, Quỹ XHTT Báo CAND hoặc chị Trần Mai Anh, số 118 phố Hàng Bạc, Hà Nội, điện thoại: 0936166588


Việt Hà - Cao Hồng



Việt Hà - Cao Hồng

Wednesday, April 16, 2008

TLĐ thăm cháu Hồ Thiện Nhân bị nạn do súc vật cắn

TLĐ thăm cháu Hồ Thiện Nhân bị nạn do súc vật cắn

Cập nhật lúc: 14:16 11/04/2008(GMT+7)

Ngày 10/ 04/2008, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hồng, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến thăm và tặng quà cho cháu Hồ Thiện Nhân bị bỏ rơi và bị súc vật cắn mất chân và bộ phận sinh dục tại gia đình bố mẹ nuôi cháu là chị Trần Mai Anh và anh Phùng Quang Nghinh.

Đến nơi, đoàn đã được tận mắt chứng kiến và cảm phục tình cảm, sự chăm sóc tận tình chu đáo của gia đình chị Mai Anh dành cho cháu.

Đồng chí Phó Chủ tịch TLĐ đã bày tỏ sự cảm kích về nghĩa cử cao đẹp và tấm lòng nhân ái của gia đình chị Mai Anh, động viên gia đình chị vượt qua khó khăn và chúc cho gia đình anh chị thực hiện thành công ý nguyện để cháu được có cuộc sống bình thường như mọi người. Anh Phùng Quang Nghinh xúc động cho biết: gia đình anh thực sự có thêm sức mạnh và niềm tin trong bước hành trình chữa trị để đưa lại những gì tốt đẹp nhất cho cháu bởi bên cạnh gia đình anh đã có sự sẻ chia và quan tâm của cộng đồng xã hội, trong đó có tổ chức Công đoàn.

Nhân dịp này, đồng chí Vương Văn Việt, Tổng biên tập Báo Lao động, đại diện Quỹ Tấm lòng vàng - Lao động, đồng chí Nguyễn Hải Kỳ, quyền Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng VN cùng thăm, tặng quà cho cháu Nhân và hỗ trợ tiền phục vụ việc chữa bệnh cho cháu.

Ban Nữ công TLĐ

野生動物に足を食いちぎられたベトナムの男児、国民のハートをくぎ付けに


野生動物に足を食いちぎられたベトナムの男児、国民のハートをくぎ付けに

  • 2008年04月16日 08:33 発信地:ハノイ/ベトナム
  • 写真
  • ブログ

関連写真 6

ベトナム・ハノイ(Hanoi)の自宅で養母Tran Mai Anhさんの助けを借りてピアノの鍵盤で遊ぶPhung Thien Nhan君(中央、2008年4月10日撮影)。(c)AFP/HOANG DINH Nam

  • 記事をクリッピング
  • 写真を拡大する
  • 写真をブログにつかう

【AFP】2歳にも満たないベトナムの男児Phung Thien Nhan君が、その身に起きた恐ろしい出来事と少し生意気な笑顔で国民の心を引きつけ、全国から支援の申し出が相次いでいる。

 男児は人里離れた貧しい山村で10代の母親に産み落とされた後、家の外に捨て置かれた。この事件が新聞に報じられたのは2006年のこと。パパイアの葉や笹の下に隠された男児は右足をイヌと見られる野生動物にかみ切られ、足の付け根をひどく負傷した。

 そんな男児が真っ青な顔で血まみれになり、体にアリがたかっているところを村人たちが発見した。

 病院に運ばれたのは捨てられた3日後のことだったが、奇跡的に一命をとりとめた。容体を安定させるために足は臀部(でんぶ)で切断された。男児は僧侶らによって「Thien Nhan(「善人」の意)」と名付けられた。

 2か月後、あろうことか地元政府はNhan君を家族の元に返し、祖父母の保護の元に置いた。その後、Nhan君について報じられることはなくなり、多くの人はNhan君が死亡したと思っていた。

■新しい親のもとへ

 しかし、ハノイ(Hanoi)のジャーナリストTran Mai Anhさん(35)の頭からNhan君が消えることはなく、夜になると彼の身に起きたことを想像して苦しんだ。そして、彼女の最悪の恐れは現実となった。

 数か月の調査のかいあって、12月にNhan君の家族が住む小屋を突き止めた。Nhan君はひどく放置され、汚れ、無気力で、下痢を患っていた。

 Mai AnhさんはNhan君を医療センターに運び、1か月前、夫でジャーナリストのPhung Quang Nghinhさんとともに、Nhan君を養子にした。

 夫妻はNhan君をハノイに連れ帰った。病院では無料で治療が施され、ドイツのチャリティー団体VietCotはNhan君の容体をこれ以上悪化させないために、緊急に必要とされた義足を手作りで作った。Nhan君が普通の生活を送るために必要な整形手術やホルモン療法について、夫妻は複数の国際病院に連絡をとった。

 このニュースはメディア、インターネットフォーラム、職場などで瞬く間に広がった。

 何百人もの人が電子メールを送ったり、おもちゃやベビー服を持って、また、Nhan君と遊ばせるために自分の子どもを連れてハノイの夫妻の自宅を訪れた。

「たくさんの人が(Nhanを)一目見るためだけに訪れた。生きていることが信じられなかったようだ」とMai Anhさんは語る。「みなが支援を申し出てくれる。こんなにたくさんの善人がいるとは知らなかった」

「田舎から来たある高齢の女性は、節約したお金をくれると言い張った。彼女は目の手術を受ける予定で、何かあった場合を考え、その前にNhanを見たがっていた」

 夫妻の友人たちはネット上(www.help-thien-nhan.blogspot.com)にブログを立ち上げ、手術や治療のための資金を募る口座を設けた。寄付は数万ドル(数百万円)に上る見通しだ。

■おもちゃが何かも知らなかった

 当初、Nhan君は部屋の隅に隠れ、泣き、座ったままでしか寝ることができなかった。

「バナナと冷や飯しか食べなかった。それが知っているすべてだったからだ」とMai Anhさん。「おもちゃが何かも知らず、彼にとっては無意味なものだった。テレビの前に座らせてみても、まるでテレビが見えていないかのようだった」

 新しい家族と1か月を過ごしたNhan君は、明るく訪問者を迎え、おもちゃで遊び、兄のMinh君(8)の弾くピアノに合わせて、新しい義足を付けた体を揺らすほどになった。

「感情はまだ安定しないが、ずっと幸せそうだ。今は何でも食べる」と語るMai Anhさんは「それに、太ってきている!」と怒ったふりをしてみせた。(c)AFP/Frank Zeller