| ||||
Cuộc sống mới của cháu bé bị súc vật cắn một phần cơ thể | ||||
Cuộc vận lộn làm người Bé Hồ Thiện Nhân chính là bé trai bị mẹ bỏ rơi sau khi sinh tại khu vườn sau nhà và bị súc vật cắn mất một chân phải và bộ phận sinh dục. Bé đã được đưa đến bệnh viện tỉnh để thực hiện phẫu thuật và xuất viện 2 tháng sau đó. Nhà chùa khi đến thăm cháu tại bệnh viện đã đặt cho cháu cái tên Hồ Thiện Nhân với ước muốn ghi nhận lòng Thiện, điều Nhân của con người sẽ mãi mãi đi theo cháu suốt cuộc đời. Nhờ tình thương yêu của nhiều người mẹ trên diễn đàn Webtretho, chị Mai Anh, một người mẹ trẻ ở Hà Nội đã tìm đến với Nhân, nhận bé về nuôi. Chị Mai Anh nhớ lại: “Hôm chúng tôi vào Quảng Những ngày đầu ra Hà Nội, bé rất sợ ánh sáng, sợ đông người. Đêm đến bé chỉ ngồi, ba mẹ nuôi dỗ thế nào cũng không chịu ngủ. Nhờ tình yêu thương của cả gia đình, bé đã dần thích nghi với môt trường mới. “Nhân thông minh lắm, việc gì cũng chỉ hướng dẫn một hai lần là cháu làm được ngay. Hiện Nhân đã biết phát âm những tiếng gọi bà, gọi mẹ, biết tạm biệt và biết tự lau tay sau khi ăn kẹo rồi đấy”, chị Mai Anh khoe. Đặc biệt bé rất hay bắt chước những người xung quanh về cả tiếng nói và hành động. Những người đến thăm Nhân đều chỉ lần đầu tiên gặp bé, vậy mà giữa họ và bé dường như không khoảng cách. Sự hiện diện của bé trên cuộc đời này đã đánh thức lòng trắc ẩn của biết bao con người. Cần được sự chăm sóc y tế đặc biệt Mọi sự giúp đỡ xin liên hệ: 1. Chị Trần Mai Anh, số 118 Hàng Bạc, Hà Nội. ĐT: 0936166588 2. Quỹ Nhân Ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Số 2/48 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 04. 7366491 (máy lẻ 403) Cuối năm 2007, được sự giúp đỡ của nhiều “mẹ” và một vài tổ chức trong và ngoài nước, bé Hồ Thiện Nhân được đưa đến khám tại Da Nang Family Medical Practice. Bác sĩ Jocelyn P.Nava cho biết cân nặng 8.4kg khá nhẹ so với độ tuổi của bé, chiều cao 74cm cũng thấp so với trung bình. Phần chân phải bị cụt còn lại 12cm và chuyển động khá tốt. Việc điều trị chỉnh hình nên được tiến hành ngay khi bé có thể đứng được. Hiện giờ bé có thể tự mình ngồi và đứng bằng chân trái của mình. Bé được khuyên cần thay chân giả hàng năm cho đến khi 7 tuổi, sau đó là cứ 2 năm thay 1 lần cho đến khi 12-13 tuổi, cứ 3 năm 1 lần cho đến khi 21 tuổi (độ tuổi hoàn thiện khung xương). Bé cũng cần được khám bởi bác sĩ chỉnh hình hoặc chuyên gia phục hình.
Việc chậm phát triển các dây thần kinh vận động là do bé không được gắn chân giả sớm, cũng chính điều này khiến bé mất tự tin khi tiếp xúc với người lạ. Cơ quan sinh dục của bé giờ chỉ là 1 lỗ nhỏ nên phải luôn luôn được giữ sạch sẽ, nếu không sẽ dễ dẫn tắc nghẽn và nhiễm trùng. Việc tái tạo cơ quan sinh dục và tinh hoàn rất có thể thực hiện được khi bé đến tuổi dậy thì. Sơ qua vài thông tin từ bác sĩ, có thể thấy rằng chặng đường để trở thành một con người khỏe mạnh, tạm lành lặn của cháu còn rất dài và lắm gian truân. Nhiều biện pháp chữa trị không thể thực hiện được tại Việt
Trước mắt, bé Nhân cần được phẫu thuật vùng háng để việc tiểu tiện của bé bớt khó khăn. Bé cần được thay chân giả hằng năm để tạo sự thăng bằng cho cơ thể nếu không sẽ bị vẹo cột sống. Để được khôn lớn, được làm người có ích cho xã hội, cháu Nhân và gia đình nhận nuôi cháu vẫn cần lắm những tấm lòng hảo tâm, nhân ái.
Bài và ảnh: Thái Bình |
Câu phức trong phiếu điều tra
5 weeks ago
No comments:
Post a Comment