Đây là trường hợp của bé trai Thiện Nhân, 17 tháng tuổi quê ở Núi Thành, Tỉnh Quang Nam, Việt Nam. Bé bị mẹ bỏ rơi sau khi sinh và bị bỏ sau vườn và bị chó vồ cắn dẫn đến bị cụt chân phải và mất bộ phận sinh dục. Bé đã được đưa đến bệnh viện tỉnh để thực hiện phẫu thuật, và xuất viện sau 2 tháng --------------------------------------------------------------------- BỆNH NHÂN: HỒ THIỆN NHÂN NGÀY SINH : 15 tháng 7 năm 2006 CHIỀU CAO VÀ CÂN NẶNG Cân nặng: 8.4kg (khá nhẹ so với độ tuổi của bé), chiều cao: 74cm (chỉ có 1% trẻ ở độ tuổi của bé có chiều cao như vậy). DINH DƯỠNG Sự thiếu dinh dưỡng biểu hiện từ cân nặng , chiều cao, và sự thiếu máu loại thiểu huyết cầu tố của bé. Bé đã được bổ sung chất sắt với hy vọng có thể điều trị bệnh. Xét nghiệm máu “complete blood count” (CBC) phải được tiến hành ít nhất sau 1 tháng để xác định bé có mặc bệnh thiếu máu thiểu huyết cầu tố hay không. Nếu không bị, thì sẽ tiến hành thêm những cuộc xét nghiệm khác Những cơn đau bụng và tiêu chảy thường xuyên là dấu hiệu bị suy dinh dưỡng và có thể bị nhiễm trùng đường ruột, nguyên nhân là do điều kiệnn vệ sinh kém. Kỹ năng xã hội đối với độ tuổi của bé là bình thường, nhưng bé cần sự cổ vũ và tiếp xúc nhiều hơn với nhiều người trong môi trường tốt. Phần chân phải bị cụt còn lại dài 12cm và chuyển động khá tốt. Việc điều trị chỉnh hình nên được tiến hành ngay khi bé có thể đứng được. Hiện giờ bé có thể tự mình ngồi và đứng bằng chân trái của mình, do đó việc chỉnh hình nên được tiến hành ngay bây giờ. Trẻ được khuyên rằng cần được thay chân giả hàng năm cho đến khi 7 tuổi, cứ 2 năm thay 1 lần cho đến khi 12-13 tuổi, cứ 3 năm 1 lần cho đến khi 21 tuổi (độ tuổi hoàn thiện khung xương), trong thời gian đó bé có thể được thay chân lần cuối cùng. Bé cũng cần được khám bởi bác sĩ chỉnh hình hoặc chuyên gia phục hình. Việc chậm phát triển các dây thần kinh vận động cũng là 1 trong số hậu quả của việc không gắn được chân giả. Đó là chưa kể sự ảnh hưởng của nó làm cho trẻ mất tự tin.
(Chân giả của bé: 3 tuần cần thay 1 lần do sự phát triển liên tục của trẻ nhỏ) TỔN THƯƠNG VỀ MẶT SINH DỤC Cơ quan sinh dục của bé phải luôn luôn được giữ sạch sẽ kể từ khi bộ phận sinh dục của bé phát triển 1 lổ nhỏ, điều này cũng dễ dẫn đến sự tắt nghẽn và nhiễm trùng. Do đó tôi đề nghị siêu âm bụng dưới và vùng hán để xác định phạm vị cắt cụt. Việc tái tạo cơ quan sinh dục và tinh hoàn rất có thể thực hiện được khi bé đến tuổi dậy thì. Tôi không có đủ chuyên môn để tư vấn về điều trị căn bệnh do hóc môn gây ra. Về mặt sức khỏe sinh dục và tiết niệu, bé cần phải được khám bởi các chuyên gia trong lĩnh này. TÓM TẮT Điều quan trong nhất đối với bé Thiện Nhân hiện nay là được sống ở 1 nơi có nhiều sự quan tâm, dễ dàng nhận được sự chăm sóc y khoa và 1 môi trường cổ vũ và nhiều tình thương yêu để bé có thể bộc lộ tốt hơn những nhu cầu y tế, thể chất, xã hội và cảm xúc của bé.
Bác sĩ Jocelyn P. Nava Các tin trước |
|
Các từ xà bông / xà phòng từ đâu mà ra?
1 week ago
No comments:
Post a Comment