| |||||||
Thế nhưng cuộc sống phía trước của bé vẫn còn đó những khó khăn, bé rất cần sự giúp đỡ của triệu triệu những tấm lòng… Cổ tích giữa đời thường Chưa tròn 2 tuổi, nhưng câu chuyện về cuộc sống của bé đã trở thành “chuyện cổ tích hôm nay” - cổ tích về sức sống bản năng mãnh liệt. Khi vừa lọt lòng mẹ, bé đã bị bỏ rơi ngoài vườn hoang. Súc vật cắn mất một phần cơ thể, bé vẫn không từ bỏ cuộc sống. Nhờ sự cứu chữa kịp thời của các bác sĩ, những “bà mẹ” trên Webtretho và hàng vạn những tấm lòng, bé đã khôn lớn từng ngày, trở thành em bé rất thông minh và vô cùng nhạy cảm. Hơn một năm kể từ ngày bé chào đời, hàng vạn những tấm lòng nhân ái vẫn dõi theo bé thông qua webtretho. Các mẹ người góp công, người góp của, tất cả đều hướng đến mục tiêu mong cho bé có được một cuộc sống như bao người bình thường. Trong số những bà mẹ có chị Trần Mai Anh (mẹ nuôi của bé bây giờ), người đã viết nên câu chuyện cổ tích thứ hai về bé. Chị Mai Anh nhớ lại: “Ngày đó, tôi cũng chỉ là người biết đến bé thông qua báo chí. Linh tính của một người làm mẹ đã thôi thúc tôi dõi theo cuộc sống của bé hàng ngày. Ban đầu, tôi tìm kiếm thông tin về bé ở trên mạng thông qua những từ khoá như “Núi Thành, Quảng Nam” + “một chân” hay “súc vật cắn”… Cũng chính nhờ những lần như vậy mà tôi đã kết nối được với các bà mẹ khác trên diễn đàn vì trẻ thơ. Hàng ngày, các thông tin về bé được trao đổi thông qua diễn đàn, các bà mẹ bắt đầu nghĩ đến tương lai của bé. Sau một đôi lần vào quê thăm bé, chị Mai Anh đã quyết định đón bé ra Hà Nội làm con nuôi trong gia đình. Mặc dù cuộc sống mới tốt hơn rất nhiều so với những ngày tháng đã qua, thế nhưng với bé Nhân là cả sự thay đổi lớn. Từ môi trường sống, đến ăn uống sinh hoạt đều thay đổi. Bố mẹ nuôi dù có thương bé đến đâu cũng chỉ là những người xa lạ. Trong tâm hồn thơ ngây của bé, họ là những người đã bắt bé rời khỏi tổ ấm mà bé đã lớn lên. Chị Mai Anh nhớ lại, những ngày đầu khi bé mới về Hà Nội, bé sợ ánh sáng, sợ đông người. Ban đêm, bố mẹ nuôi giỗ thế nào bé cũng không chịu nằm xuống ngủ. Bé cứ ngồi, hai mắt mở to nhìn xung quanh như để đề phòng những điều bất ổn. Cả hai tuần đầu bé chỉ theo duy nhất có anh nuôi. “Có lẽ những gì phải trải qua đã tạo cho Nhân có được tinh thần tự lập và sự nhạy cảm cần thiết. Nhân luôn tỏ ra cảnh giác với mọi thứ, và luôn tự tìm cho mình một “đồng minh” nào đó. Trong hoàn cảnh này, bé đã chọn người anh nuôi của mình”, chị Mai Anh lý giải. Thời gian và tình thương của cha mẹ nuôi đã khiến bé dần bình tâm trở lại, bé ăn rất nhiều, nhưng bất kỳ cái gì trước khi ăn bé đều có thêm một động tác là đưa lên ngửi. Chỉ sau một tháng về tổ ấm mới, bé đã tăng được1kg. Càng ngày bé càng quấn lấy cha nuôi và bà nội. Trong các cuộc “chiến” giành đồ chơi với hai anh, bé luôn là người thắng. Một phần bé là em út nên các anh nhường, nhưng vả lại bé cũng rất thông minh nên bao giờ bé cũng lôi kéo một trong hai anh làm “đồng minh” với mình. Dù đã có được chiếc chân giả, nhưng với Nhân để đứng vững cũng là cả sự khó khăn. Bà nội bé Nhân không giấu nổi niềm vui khoe rằng: “Hôm nay là lần đầu tiên cháu đứng vững lâu như vậy trên đôi chân mới của mình”. Tối 10/5 vừa qua, bé Nhân đã cùng gia đình đến trường quay S10, Đài THVN để tham dự chương trình “Người xây tổ ấm”. Sự xuất hiện của bé, cũng như những câu chuyện về bé đã làm cả trường quay rưng rưng nước mắt.
Cần sự tiếp sức của cộng đồng Thật khó có thể kể hết được những tấm lòng nhân ái đã quan tâm giúp đỡ bé. Hiện tại bé đã có được tổ ấm tràn ngập tình thương của ông bà, cha mẹ, hai người anh và sự chia sẻ giúp đỡ của nhiều tấm lòng. Tuy nhiên, mọi khó khăn vẫn đang ở phía trước… Để trưởng thành, bước những bước đi vững chãi và đặc biệt, để Nhân có cuộc sống bình thường như bao người đàn ông khác sau này, bé cần được chăm sóc y tế đặc biệt ngay từ bây giờ. Các bác sĩ Thái Lan mới đưa kết quả hội chẩn ban đầu nhưng chưa chắc chắn sẽ chữa được bệnh cho Nhân. Anh Phùng Quang Nghinh, cha nuôi của Nhân cho biết: Việc đầu tiên cần làm hiện nay là mở rộng đường tiết niệu. Đường tiết niệu của cháu rất bé, nếu không mở rộng thì bàng quang sẽ hoạt động quá công suất, ảnh hưởng đến thận và các bộ phận khác trong cơ thể. Các bác sĩ Thái Lan cũng tư vấn nên đưa cháu đến một bệnh viện có khả năng chữa được tổng thể bệnh của Nhân (xương khớp, tiết niệu, trị bệnh và tâm lý). Các bệnh viện của Thái Lan chưa chắc chắn là sẽ làm được những việc này. “Gia đình tôi đã gửi kết quả khám bệnh tới các bệnh viện lớn trên thế giới. Nơi nào có thể đưa ra lời giải chữa được bệnh cho Nhân thì gia đình tôi sẽ tiếp cận bằng bất kỳ giá nào. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bé Nhân có được cuộc sống tốt nhất về sau”, chị Mai Anh khẳng định. Bé nhanh nhẹn, chịu chơi và có phần hiếu động, nhưng theo các chuyên gia y tế, đây lại là điều đáng lo lắng vì cơ thể của bé, nhất là hệ vận động đang ở giai đoạn phát triển hết sức nhạy cảm. Bé bị mất một chân, nếu không được vận động một cách khoa học, rất dễ gây lệch cột sống. Mấy hôm vừa rồi do thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường nên Nhân đau và khóc quấy cả đêm, ngày lại không chịu chơi. Bà nội bé giải thích: “Bé không những là “thương binh” mà còn cả “bệnh binh nữa”. Những khi trở trời, vết thương sẽ rất đau! Chưa tròn hai tuổi nhưng cuộc sống của bé Nhân đã là những câu chuyện cổ tích. Để bé có thể viết tiếp những câu chuyện thần kỳ về lòng nhân ái, về sức mạnh sinh tồn, về khả năng chinh phục những khó khăn trong cuộc sống, Dân trí rất mong những nhà hảo tâm trong và ngoài nước, những nhà khoa học, các tổ chức y tế hãy quan tâm giúp đỡ bé Nhân, một số phận đặc biệt… Thêm một số hình ảnh mới nhất về bé Thiện Nhân: Thái Bình |
Câu phức trong phiếu điều tra
5 weeks ago
No comments:
Post a Comment