Wednesday, July 9, 2008

Những chuyện chưa kể về bé Thiện Nhân

XÃ HỘI

Những chuyện chưa kể về bé Thiện Nhân
Thứ hai, 7/7/2008, 15:56 GMT+7

Ngay khi vừa mở mắt chào đời, đứa trẻ ấy đã bị chính người sinh ra mình vứt bỏ, tạo nên định mệnh nghiệt ngã cho đời em: bị súc vật cắn mất một chân và mất đi bộ phận sinh dục. Em tưởng rằng đời mình đã hết. Nhưng giờ đây, em đã có cái tên mới: Thiện Nhân và gia đình mới…

>> Tổ ấm cho bé trai bị súc vật cắn
>> Vì sao bé bị bỏ rơi dẫn đến mất nhiều phần cơ thể?
>> Đã xác định được danh tính mẹ cháu bé bị bỏ rơi
>> Một trẻ sơ sinh bị hành xử dã man

sucvat1.jpg

Con phố nhỏ Hàng Bạc (Hà Nội) vẫn tấp nập dù cơn mưa tháng 6 đang rả rích khi chiều muôn. Chúng tôi đến thăm gia đình đã nhận nuôi cậu bé bị vứt bỏ ngày nào. Khỏe khoắn trong bộ đồ thun, cậu bé đứng bằng một chân, hai tay vịn thành ghế, mắt say sưa nhìn bà nội giã trầu trong chiếc cối đồng. Rồi cậu bé toét miệng cười, giằng lấy chiếc cối, đòi giã trầu cho bà ăn.

Tiếp chuyện chúng tôi, chị Mai Anh (mẹ nuôi bé Nhân) không giấu nổi sự xúc động: “Chứng kiến nỗi đau đớn đến tột cùng của đứa bé đang nằm ở ranh giới của cái chết – sự sinh tồn, tôi đã khóc thương, căm giận.

Tự nhiên, tôi nhớ lại cảm giác đau và tuyệt vọng khi thấy con cá mình nuôi ngày xưa chết. Con cá vàng óng ánh trong mắt tôi ngày ấy lộng lẫy đến tuyệt vời. Một ngày, khi tan học về, tôi phát hiện con cá nằm chết bên cạnh hồ. Cả đàn kiến bu đen kín. Chính tôi đã gây ra điều này vì đổ quá nhiều nước, con cá quẫy mạnh nên rơi ra ngoài”.

Khi trái tim người mẹ lên tiếng

Các ông bố sẽ không bao giờ hiểu cảm giác này vì chẳng có cơ hội nhận biết cử động đầu tiên của em bé trong bụng mẹ. Đó là cái quẫy rất nhẹ, giống như con cá bé xíu quẫy nước và đó là cảm nhận thiêng liêng đầu tiên của người mẹ về mầm sống nhỏ bé bắt đầu lớn lên trong cơ thể mình. Đó cũng là sợi dây đầu tiên, kết nỗi giữa con và mẹ. Cử động ấy nhỏ đến mong manh, nhưng lại mang đến niềm tự hào, hạnh phúc cho một người mẹ.

“Tôi rất sợ kiến. Tôi khóc thương con cá vàng của mình. Và tôi chợt thấy như đang bỏ quên đứa con của mình. Tôi tự nhủ, nhất định phải đón Thiện Nhân về để yêu thương, bù đắp”, chị Anh nói.

Lần đầu tiên gặp Nhân cũng là lần chị Mai Anh đưa bé đi chữa bệnh. Chị liên hệ với các bệnh viện trong, ngoài nước để tìm hiểu và chữa trị trường hợp mất bộ phận sinh dục và một chân. Các bác sĩ đều bảo cần phải điều trị gấp vì nếu để lâu, cột sống của trẻ sẽ bị lệch, mất thăng bằng. Hơn nữa, thằng bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu và cơ thể bị nhiễm trùng. Chuyến đi chữa bệnh ấy có bà ngoại tháp tùng. Cuộc hành trình dài ấy giúp chị Mai Anh hiểu nhiều hơn về hoàn cảnh của Nhân.

sucvat2.jpg
Bé Thiện Nhân và gia đình mới của mình với bà nội, bố mẹ và hai anh trai trong chương trình Người xây tổ ấm của VTV

Về Hà Nội, chị đau đáu mãi hình ảnh đứa trẻ cụt chân, mất bộ phận sinh dục, cứ bò lê dưới nền đất bẩn thỉu. Trái tim mách bảo chị phải đón Nhân về nhà mình ngay, chứ nếu chờ đợi ai đó có lòng hảo tâm, nhận bé làm con nuôi hay một tổ chức nào đó nhận chữa cho Nhân thì đã muộn.

Chị nói chuyện với các con: “mẹ có ý định đón một em bé về. Mẹ của em bỏ em và em bị con thú ăn mất một cái chân”. Các con chị đều tỏ ra thương thằng bé và hỏi: “bao giờ mẹ đón em bé về?”. Đêm đó, nằm ngủ cạnh mẹ, đứa con trai nhỏ Hải Minh thỏ thẻ: “Mẹ biết tại sao con có hai chân không? Bởi vì mẹ yêu con”. Thấy các con như vậy, chị càng nung nấu ý nghĩ đón Nhân về nhà.

Chị đưa cho chồng xem tấm hình chụp Nhân trên điện thoại và bảo muốn nhận bé làm con nuôi. Anh khuyên vợ: “Cần phải suy nghĩ kỹ vì đây là cả mạng người. Gia đình mình cũng không giàu có gì, con cái lại ốm đau liên tục, bao nhiêu việc phải lo. Nếu nhận nuôi, hai vợ chồng phải lo lắng, chữa bệnh cho bé, liệu sức mình có kham nổi không?”.

Chị biết chồng nói đúng, nhưng lại nghĩ gia đình nào cũng có cái khó riêng, chỉ cần cố gắng vượt qua. Những ngày sau đó, chị thường giật mình lúc giữa đêm và luôn nghĩ về Nhân. Chị nói: “Tôi tưởng tượng cảnh tương lai Nhân sẽ cô độc và cảm thấy rất tội lỗi nếu mình không làm được gì cho bé. May mắn là sau đó, chồng tôi đã hiểu và ủng hộ vợ. Chúng tôi thưa chuyện với ông bà nội, ngoại. Ba ruột tôi phân tích những khó khăn chúng tôi sẽ vấp phải. Riêng mẹ hồ hởi và muốn trực tiếp nuôi dạy Nhân”.

suc3.jpg

Và tình yêu thương lan tỏa

“Gia đình lớn của tôi thường có những cơn bão nhỏ ào đến”, chị Mai Anh tâm sự. Suốt thời thơ ấu, chị từng chứng kiến cảnh nhà cháy trụi, ốm đau bệnh tật, tai nạn thảm khốc… ập xuống gia đình mình. Tất cả điều đó góp thêm sự mạnh mẽ, dũng cảm trong tính cách của chị. Đến khi kết hôn với anh Quang Nghinh, gia đình nhỏ của chị có 2 bé trai Thiên Minh, Hải Minh. Hai bé hay ốm đau nên nhiều lần, anh chị phải “ăn cơm bữa” tại bệnh viện để trông con. Thế nên, khi Mai Anh quyết định đưa Thiện Nhân về nuôi, cô bạn đồng nghiệp thân thiết Elka Ray dí dỏm: “Thiện Nhân bước vào ngôi nhà của Mai Anh rất hợp”.

Chị Mai Anh khẽ rùng mình khi chúng tôi nhắc lại chuyện Nhân bị bỏ rơi. Chị bảo: “Tôi không muốn nhớ lại ngôi nhà cũ của Nhân và nhắc về gia đình ấy. Tôi cũng không muốn sau này khi lớn lên, thằng bé bị ám ảnh bởi gia đình cũ. Giờ đây, Nhân là con trai tôi và tôi muốn bảo vệ con. Tôi muốn bé luôn có tiếng cười vui vẻ. Nhân đang cần một cuộc sống tinh thần lành mạnh, là mẹ, tôi hiểu rất rõ điều ấy”.

Nhân như được “lột xác” từ khi về chung sống với bố mẹ Nghinh – Anh. Chị Mai Anh hồ hởi: “Khi về đây, Nhân thích ăn cơm, trứng luộc và chuối. Khi chúng tôi đưa bất kỳ thứ gì, bé cũng đưa lên mũi ngửi. Mỗi lần được tôi bế, Nhân lấy tay quệt lên má tôi rồi lại đưa lên mũi ngửi. Em hay khóc, không thích tiếp xúc với ai, nhưng chỉ sau 2 tuần lễ, em nói chuyện lem lẻm bằng giọng Hà Nội. Những ngày đầu, chúng tôi bị stress nặng vì đêm ngủ, Nhân rất hay kêu rên. Thằng bé không khóc hay quấy rầy bố mẹ, nhưng chỉ rên rỉ rồi vật mình vật mẩy làm chăn màn, đệm drap lộn tùng phèo. Tối ngủ, Nhân hay bị rơi xuống đất, anh Nghinh sợ quá, phải hạ giường sát nền nhà cho con khỏi đau. Nhiều đêm, hai vợ chồng thức trắng, nghe tiếng con rên rỉ bởi những cơn đau xương mỗi khi thời tiết thay đổi mà không kìm được nước mắt”. chị Mai Anh kể.

suc4.jpg

Trong mái ấm nhỏ đó, 2 anh trai cưng chiều, yêu thương em Thiện Nhân hết mực. Thiên Minh hay được bé Nhân yêu cầu đánh đàn rồi sau đó mấy anh em cùng nhảy nhót vui vẻ theo tiếng nhạc. Chơi chán, mấy đứa trẻ chuyển sang trò trồng cây chuối… Nhân rất nhớ đồ vật trong nhà và biết “giữ của” cho các anh. Em có thể chỉ đúng tập vở của 2 anh: “Sách này của anh Thiên Minh, còn sách này kia của anh Hải Minh”. Đến tối, 3 anh em lại quây quần, cùng pha sữa. Thiên Minh chịu trách nhiệm rót nước ấm vào bình. Sau đó, bọn trẻ ngồi đếm từng muỗng sữa, chúng tôi sẽ cho cháu học trường dòng cùng 2 anh và học piano như anh Thiên Minh”.

Giờ đây, bé Nhân rất hồng hào, nhanh nhẹn, hoạt bát… không còn buồn bã như khi mới về gia đình. Chị Mai Anh cho biết, Nhân thay chàng chục bộ quần áo mỗi ngày và phải nấu quần áo trong nước nóng 2 tiếng. Hóa ra, Nhân bị ghẻ nặng. Nhiều lần, chị đưa con đến Bệnh viện Da liễu để chữa trị nhưng cứ dứt đợt này lại bùng lên đợt khác. Nhìn phần cổ tay Nhân vẫn còn những lớp da nhỏ bong lên sau một đợt ghẻ ngứa, chị cười: “Anh này ghẻ kềnh ghẻ càng, phải “lột” mãi mới trắng trẻo như vậy đấy!”.

Nhiều người không hiểu chuyện, cho là vợ chồng chị Mai Anh “mua việc vào thân”. Nếu nhận nuôi một em bé lành lặn thì không vấn đề gì, ở đây, Nhân lại là trường hợp đặc biệt. Còn chị Mai Anh quan niệm: “Nếu cứ đứng ở ngoài khó khăn và nhìn vào, người ta sẽ thấy sợ. Nhưng khi bước vào và đối diện với nó, mình sẽ không thấy sợ nữa.

suc5.jpg
Đã tìm thấy chút bình yên trong tâm hồn...

Chị Elka Ray ( người Canada) đã đến Việt Nam 13 năm và ở lại vì yêu đất nước hình chữ S. Elka là bạn thân của chị Mai Anh hơn 10 năm nay. Đón và nuôi Thiện Nhân là ý muốn của 2 người bạn. Hai chị ngày đêm tìm thông tin, đưa Thiện Nhân đi bệnh viện, tìm bác sĩ giỏi, đồng thời tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính để chữa bệnh cho Nhân. Hai người phụ nữ này mong bé Nhân được giáo dục trong điều kiện tốt nhất. Tấm lòng của chị Elka và Mai Anh đã nhận được nhiều sự ủng hộ và động viên của các ông bố, bà mẹ từ rất nhiều nước trên thế giới. Ước mơ và mục tiêu lớn nhất của 2 chị là Thiện Nhân phải được phục hồi, hoàn thiện các chức năng như một người đàn ông bình thường và có thể lập gia đình.

Hiện giờ, vợ chồng chị Mai Anh rất vui vì nhận được thư của một bác sĩ người Mỹ đồng ý điều trị cho Nhân, Chị vui mừng cho biết: “Ông ấy nói có khả năng chữa cho Nhân trở thành… “super man”. Ông ấy sẽ làm đường tiết niệu và tạo bộ phận sinh dục cho Nhân giống như bao người bình thường khác. Nhưng riêng việc có con hay không thì phải xem Nhân đã bị thú ăn mất ống dẫn tinh hay chưa, vì hồi đưa bé sang Thái Lan chữa bệnh, các bác sĩ nói Nhân không còn đường ống dẫn tinh”. Nhưng niềm vui chưa qua thì nỗi lo đã tới, vợ chồng chị muốn đưa con sang Mỹ chữa trị nhưng chuyến đi vượt quá khả năng tài chính của hai vợ chồng. Đành phải chờ thêm những tấm lòng…

Thiện Nhân có những người bạn

CC Lee, họa sĩ vẽ tranh hoạt hình người Singapore, sau khi gửi tặng Thiện Nhân một số tiền đã tra cứu thông tin về các bác sĩ và lập blog riêng để gây quỹ giúp Thiện Nhân tại http://chewonitcomics.blogspot.com Nhờ trang blog và những bức tranh hoạt hình Thiện Nhân một chân nhưng ngộ nghĩnh, bên cạnh là bà mẹ to béo (mọi người trêu là nhờ chăm sóc Thiện Nhân nên mẹ Mai Anh còi sẽ to béo lên như thế) đã trở nên quen thuộc và có sức thu hút rất lớn đối với nhiều người Singapore. Nhờ vậy, Thiện Nhân trở nên “nổi tiếng “ và nhận được thư chia sẻ, giúp đỡ từ Singapore.

Eric, người sáng lập website quen thuộc về cha và con ở Singapore, biết được thông tin về bé Thiện Nhân, đã tạo ra một banner thông tin trên trang web của mình: www.BabyandPapa/forumsđể kết nối các thành viên và những người đọc trang web này giúp đỡ Thiện Nhân. Eric đã gửi thư cho gia đình Mai Anh: “Hy vọng sự nỗ lực dù nhỏ bé của tôi sẽ góp phần giúp Thiện Nhân được chữa trị và nuôi dạy tốt nhất”.

Khi biết câu chuyện của bé Thiện Nhân, Audrey (một người mẹ Singapore đã khóc rất nhiều) , đã cùng chồng (là người Việt) liên lạc với gia đình Thiện Nhân, mong muốn giúp em tìm được quỹ để chữa trị và đảm bảo cuộc sống, học tập thật tốt sau này. Audrey biết Thiện Nhân sinh ngày 15.7 nên trước đó 2 tháng, chị đã gửi quà và một bức tranh do con trai chị vẽ tặng bé Nhân nhân dịp sinh nhật 2 tuổi với lời chúc dễ thương: “Mong Thiện Nhân mau chóng khỏe mạnh”.

No comments: