Sunday, November 16, 2008

Nghinh and Mai Anh's Family Adoption Story

Nghinh and Mai Anh's Family Adoption Story Minimize

(This story is told by a friend of the family.)

In spring 2007, I heard about a baby boy who'd been abandoned at birth in Central Vietnam and mauled by wild animals. I was appalled and decided to find this baby and try to organize medical care. After months of searching, I found that he had been sent back to the family who'd abandoned him and was living in squalor in a mud-floored hut (with no medical care).

(I am Canadian, but have lived in Vietnam for 13 years).

I called my best Vietnamese friend, a journalist named Tran Mai Anh, and she agreed to help. We went way out to the countryside to visit the baby (then 16 months) and take him to a city to see a doctor. The doctor made it clear that he was badly malnourished, suffering from intestinal and urinary infections, and in danger of having a permanently twisted spine due to no prosthetic care.

Mai Anh went home and asked her husband, Phung Nghinh to adopt the boy. They already had 2 sons, aged 3 and 8. Nghinh agreed (without even having met the baby) and the process began. It is very easy for Vietnamese nationals to adopt Vietnamese babies, BUT there were inevitable delays. (The birth mother had run off and her signature was needed). It took a lot of wrangling, plus multiple trips to the countryside to arrange paperwork, etc, etc. By then Mai Anh and I were obsessed and refused to give up, although we both spent many sleepless nights.

In March 2007 we all went to the countryside and got Thien Nhan and took him to Mai Anh and Nghinh's home in Hanoi. It took about a week for him to adjust. The first few days he was like a scared wild animal--would only eat cold rice and bananas, was scared of electrical appliances, etc.

Within a few weeks he was a different kid, proudly introducing his new dad to everyone he met, wrestling with his big brothers, and eating everything in sight. In August 2008 he went to the US for the first of an estimated 4 or 5 genital surgeries that he'll need. He's doing really well and is a very bright, talkative and loving kid. He's tough too!

The baby's full name is PHUNG THIEN NHAN (PHUNG is family name). Thien Nhan means "Good Person" -- a name he was given by the doctors and monks after he survived his first month in intensive care.

A photo taken of the family in New Hampshire



Print

Thien Nhan's first prosthetic leg Thien Nhan, about one month following his adoption Thien Nhan with Daddy at a park in New Hampshire
Thien Nhan in New Hampshire following urological surgery, Dartmouth Uni Hospital, August 2008 Thien Nhan at Northwestern Rehab Institute, Chicago Thien Nhan on a slide at a park in New Hampshire
Thien Nhan with actress, Michelle Yeow, promoting traffic safety in Saigon Thien Nhan's second birthday party in Hanoi Thien Nhan gets a hug from Miss Vietnam

Thien Nhan with big brother and buddy, Little Minh, three years old Thien Nhan with his mom

Saturday, October 18, 2008

Gặp lại "chú lính chì dũng cảm"

Gặp lại "chú lính chì dũng cảm"
18/10/2008 12:56:04

(SVVN)Thiện Nhân rất nhanh nhẹn, chịu chơi và có phần hiếu động, nhưng theo các chuyên gia y tế, đây lại là điều đáng lo lắng vì cơ thể của bé, nhất là hệ vận động, đang ở giai đoạn phát triển hết sức nhạy cảm. Bé bị mất một chân, nếu không được vận động một cách khoa học, rất dễ gây lệch cột sống.


“… Người dân địa phương đã phát hiện trong vườn nhà ông Hồ Lanh (thôn 3, xã Tam Thạch, Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) một cháu bé sơ sinh chưa rụng rốn bị bỏ rơi đang khóc. Nghiêm trọng hơn, nạn nhân (khi đó mới một ngày tuổi) đã có dấu hiệu bị hành hạ dã man. Chân phải của cháu bị đứt tới bẹn, đồng thời mất hai tinh hoàn, và một nửa dương vật bị đứt.
Khi quan sát vết thương nham nhở trên người cháu bé sơ sinh có một nhận định khác là có thể nạn nhân đã bị thú dữ hoặc chó cắn xé (chứ không phải bị ai đó nhẫn tâm hành hạ)... Nếu bình phục cháu bé cũng không thể trở lại bình thường. (webtretho ngày 21/6/ 2006).


…“Hôm qua nghe cô giáo chủ nhiệm lớp Bí nhà mình kể mới biết bé Thiện Nhân hóa ra học cùng lớp con mình, lớp Đào+Dứa toàn những bạn bé nhất trường.
Nghe nói con đi học rất ngoan, chịu ăn, không chê món đồ ăn nào cả. Giờ tập thể dục thì con đứng dựa vào nạng, đu đưa mình theo tiếng nhạc. Thiện Nhân khôn sớm, biết phân biệt rõ ràng: cô nào trẻ gọi là chị, cô nào lớn tuổi hơn bố mẹ thì gọi là bác.
May mắn cho con là các cô giáo ở đây rất nhiệt tình và thương trẻ, các bạn trong trường cũng rất yêu con nên con đỡ cảm thấy mặc cảm. Mong cho con gặp nhiều người thương yêu mình trong đời. Me Cun Bong. (webtretho ngày 28/9/2008).

Hai thông tin trên cùng được đăng trên trang webtretho, cách nhau 2 năm 3 tháng... Đó là quãng thời gian không dài, nhưng là một sự đổi thay kỳ lạ cho một số phận “đau đớn kỳ lạ”. Câu chuyện này giống như chuyện cổ tích có tên gọi “Thiện Nhân”.

Gạch nối cho những tháng ngày đó là cả một dòng chảy mênh mang của tình yêu thương, nhân ái ào ạt chảy về quanh bé Thiện Nhân. Từ một hài nhi đớn đau, giờ đây là bé Phùng Thiện Nhân nhanh nhẹn, láu lỉnh tại ngôi nhà 118 Hàng Bạc (Hà Nội). Đây là tổ ấm thật sự của Thiện Nhân với bố mẹ nuôi là chị Mai Anh- Quang Nghinh và hai anh trai là Thiện Minh và Hải Minh.

Từ “bé trai vô danh” đến cái tên Thiện Nhân

Hành trình từ một cậu bé được ghi là “bé trai vô danh” (trong bệnh án bệnh viện Đa khoa Quảng Nam lúc đầu đã ghi như thế- theo lời chị Mai Anh) đến khi trở thành Phùng Thiện Nhân là một hành trình không đơn giản. Ở đó, tình yêu thương đã vượt lên trên tất cả những trở ngại, những xúc động đơn thuần.

Cái tên Thiện Nhân do các nhà sư khi đến thăm đã đặt cho “bé trai vô danh” với mong ước tính Thiện, điều Nhân sẽ mãi mãi bên em. Sau này, khi về gia đình bà ngoại, trên các giấy tờ người ta thường lấy là “Hồ Thiện Nhân” là lấy theo họ của mẹ đẻ. Nhưng phải đến khi giấy khai sinh mang tên Phùng Thiện Nhân, số phận của chú bé bị bỏ rơi mới thực sự sang trang.


Thiennhan2.jpg


Sau khi làm những thủ tục cần thiết, đầu năm 2008, Thiện Nhân đã được anh chị Nghinh- Mai Anh đón về. Lúc đầu, bố mẹ nuôi định giữ nguyên họ Hồ cho Thiện Nhân với ý nghĩ cậu bé sẽ phải đủ sức đối mặt với sự thật của chính mình sau này. Nhưng rồi cuối cùng bố mẹ nuôi cũng quyết định cho Thiện Nhân mang họ Phùng như hai anh của bé để có thể làm giấy tờ và hộ chiếu một cách thuận lợi.

Nhờ sự thông tin của các mẹ trên diễn đàn, tháng 4/2008, Thiện Nhân đã sang Thái Lan khám. Các bác sĩ Thái Lan mới đưa kết quả hội chẩn ban đầu nhưng chưa chắc chắn sẽ chữa được cho Nhân. Anh Phùng Quang Nghinh, cha nuôi của Nhân cho biết: " Việc đầu tiên cần làm hiện nay là mở rộng đường tiết niệu. Đường tiết niệu của cháu rất bé, nếu không mở rộng thì bàng quang sẽ hoạt động quá công suất, ảnh hưởng đến thận và các bộ phận khác trong cơ thể. Các bác sĩ Thái Lan cũng tư vấn nên đưa cháu đến một bệnh viện có khả năng chữa được tổng thể bệnh của Nhân (xương khớp, tiết niệu, trị bệnh và tâm lý). Các bệnh viện của Thái Lan chưa chắc chắn là sẽ làm được những việc này"

Tiếp theo đó, bố mẹ nuôi liền gửi kết quả khám bệnh tới các bệnh viện lớn trên thế giới. “Nơi nào có thể đưa ra lời giải chữa được cho Nhân thì gia đình tôi sẽ tiếp cận bằng bất kỳ giá nào. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bé Nhân có được cuộc sống tốt nhất về sau”, chị Mai Anh khẳng định.

Thiennhan.jpg




Và mới đây nhất, nhờ những liên hệ từ bạn bè, từ những người quan tâm đến Thiện Nhân trên khắp thế giới, cả bố mẹ nuôi cùng Thiện Nhân đã lên đường sang Mỹ tìm hướng điều trị cho Nhân. Sau chuyến đi ấy trở về, Thiện Nhân đã có thể đi tiểu được và được lắp chân giả.
Tuy nhiên, từ đây cũng bắt đầu một hành trình mới gian nan mà chỉ với tấm lòng cũng khó có thể vượt qua được. Chị Mai Anh cho biết : Mặc dù đã có một phác đồ điều trị được vạch ra, kể cả việc cấy tạo dương vật và điều trị hóc môn cũng như điều chỉnh chân giả cho Nhân, nhưng cũng không hề đơn giản, bởi trong y văn thế giới chưa hề ghi nhận một người bệnh nào nhỏ tuổi như Nhân.

Các bác sỹ Mỹ cũng coi đây như là một sự kiện y học nếu thành công!

Nhịp cầu của những tấm lòng

Chính Thiện Nhân sau này chắc cũng không thể hình dung được, một thời cái tên của bé đã là sự quan tâm hàng đầu của rất nhiều người, đặc biệt là những người mẹ trẻ trên trang webtretho. Cũng chính tại trang web này, các mẹ đã sớm có ý tưởng tìm cho Nhân một gia đình có đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng cho Nhân trưởng thành, có ích cho đời.

Webtretho là nơi đầu tiên chị Mai Anh tìm thông tin về bé Thiện Nhân, và cũng từ đây, người phụ nữ đôn hậu này đã kết nối được với rất nhiều cá nhân để có thể đến tận Núi Thành đón Thiện Nhân về Hà Nội. Đây cũng là trang web dành tới 65 trang liên tục trong suốt 2 năm thông tin, trao đổi của những ông bố bà mẹ trong cả nước về những diễn biến, sự kiện xung quanh bé Thiện Nhân.

Rất nhiều tờ báo trong và ngoài nước đã dành những bài viết xung quanh Thiện Nhân với những tình cảm thương mến xót xa. Còn nhiều hơn thế là những diễn đàn, những trang web và cả các blogger đã xây dựng những mảnh đất trên mạng để thông tin, kêu gọi ủng hộ cho Thiện Nhân.

011 thien nhan 8b.jpg



Theo thống kê, có 1 website chính thức mang tên “ love Thien Nhan”, 4 blog chính thức, 1 bản sao blog và 39 blog về Thiện Nhân. Đánh tên “Phung Thien Nhan” vào Google sẽ thấy có khoảng hơn 6 triệu tài liệu liên quan. Nếu tìm “bi suc vat can” thì có gần 755.000 tài liệu.
Dù rằng câu chuyện đã có một hướng đi có hậu như bất kỳ cổ tích nào, nhưng thú thật, đọc những dòng tin tức đầu tiên về một hài nhi bị chó cắn bầm dập, mất một chân và bộ phận sinh dục mà vẫn sống sau 72 giờ bị bỏ rơi, bỏ đói, không có chút hơi ấm nào vẫn là một nỗi xót xa, lớn đến nỗi trở thành ám ảnh.

Chính bản năng sống mãnh liệt của một hài nhi đã tạo cảm hứng cho một tên gọi mới cho cậu, đó là “chú lính chì dũng cảm” (đây cũng là tên blog luôn cập nhật những thông tin về Thiện Nhân). Câu chuyện về Thiện Nhân, về những người cha mẹ nuôi mới của Nhân đã được coi như một câu chuyện cổ tích có tên “Thiện Nhân”. Điều Thiện và lòng Nhân đã, đang và sẽ đi suốt cuộc đời của “chú lính chì dũng cảm”.

Và Thiện Nhân đã đi học

Trở về sau chuyến đi Mỹ trị liệu, gia đình Thiện Nhân đã rất xúc động trước lời đề nghị của trường Sunrise Kid sẵn sàng đón nhận cháu và mong muốn chia sẻ việc dạy dỗ và nuôi dưỡng cháu Thiện Nhân. Cháu được nhận học bổng của nhà trường đến năm 6 tuổi, nhà trường đã đưa ra lời đề nghị có tính chất gắn bó và cam kết lâu dài trong việc chia sẻ dạy dỗ và nuôi dưỡng cháu. “Nhân cần sự yêu thương vui vẻ và cần nhất đó là sự nhìn nhận bình thường của mọi người” - Chị Mai Anh mẹ cháu Thiện Nhân nói với các cô giáo của Nhân trong ngày đầu tiên “chú lính chì” đến lớp học.



yuky.jpg



Có vẻ như Thiện Nhân đang có những ngày đầu tiên đến lớp hệt như những cậu bé cùng trang lứa. Thiện Nhân cần có bạn, cần có môi trường để phát triển thể chất và tâm lý như những người bình thường khác. Còn về lâu dài, chính chúng ta, những người biết câu chuyện này, sẽ là những người cùng viết tiếp câu chuyện cổ tích thời nay có tên gọi là “Thiện Nhân” này.


An Tôn

Friday, October 10, 2008

Miracle baby arrives home after US surgery

Miracle baby’ arrives home after US surgery

Posted at 20h52, day 08 September, 2008


Hanoi Times - Phung Thien Nhan, the miracle baby who survived an attack by wild animals in a jungle two years ago, arrived home after undergoing surgery in the US.

The tot and his adoptive parents Tran Mai Anh and Phung Quang Nghinh arrived in Hanover, New Hampshire less than three weeks ago where the boy underwent surgery o­n his groin.
Nhan’s mother told Thanh Nien Daily that she was excited after arriving in the US as the trip would mark the start of a long process to bring normalcy back into the child’s life.
Dubbed the “miracle boy,” Nhan’s story led to an outpouring of public sympathy when it was discovered his teenage mother had left him to die in the forest after giving birth in a small town in central Vietnam.
Nhan was discovered 72 hours later, his body covered in blood after his groin and leg were severely attacked by wild animals.
The boy was rushed to a hospital where doctors managed to save his life, though he was left with just o­ne leg and a mangled groin area.

Ảnh minh họa

In March, Nhan was adopted by Anh and Nghinh, a journalist couple from Hanoi
Anh said the toddler’s initial examination took place o­n August 19 at Dartmouth Hitchcock Medical Center. It was determined the boy needed intervention as soon as possible to allow Nhan to urinate more easily and to eliminate the possibility of a blockage that might lead to infection.
The genital surgery o­n August 21 was a complete success and Nhan will now have total control of his bladder and urinary functions, Anh said.
On August 26, a medical team from Chicago’s Rehabilitation Institute evaluated the boy’s prosthetic leg and his ability to move.
Anh said her family was happy to learn that with modifications to his prosthetic limb and physical therapy, Nhan should be able to walk normally in a matter of years.
Anh said the total cost of Nhan’s treatment is approximately US$120,000 and they have now received more than $50,000 in donations.
The toddler will still need to undergo reconstructive surgery o­n his groin over the next four years, said Greig Craft, president of the Asia Injury Prevention Foundation (AIPF).
“We will do our best everyday to build up a normal life for Nhan despite the long process of medical treatment and rehabilitation,” Anh said after arriving home.

Thursday, September 25, 2008

Thiện Nhân đi học với những chăm sóc đặc biệt!


(TT&VH Online) - "Cháu cần sự yêu thương vui vẻ và cần nhất đó là sự nhìn nhận bình thường của mọi người. Những thương xót, uỷ mị cần được xoá bỏ" - Chị Mai Anh mẹ cháu Thiện Nhân thông báo với TT&VH trong ngày đầu tiên "chú lính chì" đến lớp học.

Chị Mai Anh cho biết, dù cháu vẫn cần những chăm sóc đặc biệt sau cuộc phẫu thuật kéo dài ở Mĩ, nhưng gia đình vẫn quyết định cho bé đi học. Các bác sĩ ở Mỹ đã khuyên gia đình nên sớm cho cháu được sinh hoạt trong môi trường hoà nhập để cháu không thấy sự khác biệt của mình với các trẻ con khác. Cháu đến tuổi cần phải được học hành và vui chơi như các bạn.
Đồ nghề đến trường (Ảnh: Ngôi sao)
Mọi người đều nhận thấy Thiện Nhân thông minh và học hỏi nhanh chóng các vấn đề xung quanh. Tuần cuối cùng ở Mỹ, sau khi phẩu thuật để đi tiểu được dễ dàng và vệ sinh hơn cháu rất vui vẻ và hồ hởi. Cháu tự hát rất nhiều bài hát mà cháu chưa từng hát ở nhà bao giờ. Đấy là các bài hát nhà trẻ của anh Hải Minh, ở nhà hai anh em chơi với nhau, Nhân nghe anh hát, tự nhớ vào đầu từ lúc nào rồi tự hát ra. Thiện Nhân cũng học ở các anh rất nhiều từ đếm số 1 đến 10, học các bác sĩ Mỹ nhiều từ tiếng Anh như " I love you'' , "give me number 5" rồi đập bàn tay mình vào tay người đối diện... Sau khi về Việt Nam cháu vẫn nhớ không quên các từ đã biết qua thời gian đi chữa bệnh.

Gia đình Thiện Nhân đã rất xúc động trước lời đề nghị của trường Sunrise Kid trong việc sẵn sàng đón nhận cháu và mong muốn chia sẻ việc dạy dỗ và nuôi dưỡng cháu Thiện Nhân. Cháu được nhận học bổng của nhà trường đến năm 6 tuổi, nhà trường đã đưa ra lời đề nghị có tính chất gắn bó và cam kết lâu dài trong việc chia sẻ dạy dỗ và nuôi dưỡng cháu.
Em cũng hơi hồi hộp trước sự kiện mới đấy.
Với sự phát triển bình thường của một đứa trẻ, chỉ gia đình thôi thì dù có yêu thương và chăm sóc tốt cách mấy thì cũng không thể đủ được. Trước hay sau Thiện Nhân đều cần phải tự bước ra ngoài cuộc đời nên bố mẹ muốn con được bước ra đúng lúc và đúng cách như bao trẻ em khác. Anh chị đã có buổi làm việc rất chi tiết với ban giám hiệu nhà trường và các cô giáo của cháu Thiện Nhân để trình bày nguyện vọng cũng như các yêu cầu và mong muốn của gia đình.
Hơi buồn một tí vì phải xa "bố em"

Thiện Nhân vẫn cần những chăm sóc và quan tâm đặc biệt!

Tâm lý của cháu trước các thiếu hụt của cơ thể như thế nào rất quan trọng. Với các trẻ em khác bác sĩ hướng dẫn không nên cho sờ vào bộ phận sinh dục của mình còn với Nhân thì nên khuyến khích để bé có cảm giác là mình đang có bộ phận sinh dục như bình thường. Theo các bác sĩ tâm lí đã điều trị cho cháu: Nhận thức giữa CÓ và KHÔNG CÓ là hết sức quan trọng đối với Nhân.

Thiện Nhân sẽ đi học như các bạn nhưng vào những giờ cháu phải tập chân với bác sĩ trị liệu, nhà trường sẽ sắp xếp cho cháu tập tại trong lớp vào các giờ các cháu tự chơi hoặc giờ trả trẻ để không ảnh hưởng tới chương trình học của các cháu và lịch sinh hoạt chung của các bạn.

Điều cuối cùng gia đình anh chị mong muốn là nhà trường đối xử, dạy dỗ Thiện Nhân như các bạn khác, không ưu tiên cũng như không có các ưu ái gì hơn các bạn vì nghĩ cháu là đứa trẻ thiệt thòi cần bù đắp. Bây giờ cháu là một đứa trẻ bình thường.

Hòa An (ghi)

Hình ảnh ngày đầu Thiện Nhân đi học

Thứ tư, 24/9/2008, 09:40 GMT+7

Hình ảnh ngày đầu Thiện Nhân đi học

Balô đựng quần áo, cùng một chiếc xe "chuyên dụng" tập đi, chiếc chân giả... Thiện Nhân đến trường và nhanh chóng làm quen với môi trường lớp học với nhiều bạn nhỏ ở Sunrise Kidz. Anh Minh nhỏ được bố mẹ giao "tháp tùng" học cùng trường với em.
>>Ngày đầu đến trường của Thiện Nhân

Quang Việt

Các bài liên quan
Bé Thiện Nhân
Ngày đầu đến trường của Thiện Nhân
Thiện Nhân tập luyện với chiếc chân giả
Hành trình phẫu thuật của bé Thiện Nhân
Bé Thiện Nhân đi Mỹ phẫu thuật
Cuộc hội ngộ của hai em bé bất hạnh
Tổ ấm cho bé trai bị súc vật cắn
Thương tích do súc vật cắn xé
Trẻ sơ sinh bị đứt nhiều phần cơ thể





































Ngày đầu đến trường của bé Thiện Nhân

Ngày đầu đến trường của bé Thiện Nhân
Thứ ba, 23/9/2008, 10:30 GMT+7

Thiện Nhân vẫn còn ngái ngủ, vươn vai, duỗi chân một lúc khá lâu khi được đánh thức. Hôm nay bé phải dậy sớm hơn mọi ngày vì phải đi học - ngày đầu tiên đến lớp.

Từ ngày cùng bố mẹ đi sang Mỹ phẫu thuật bộ phận sinh dục và làm chân giả về Việt Nam, trông Thiện Nhân "trộm vía" khỏe mạnh, trắng trẻo và mập hơn. Sau gần một tháng đi Mỹ chữa bệnh, giờ bé đã đi vệ sinh bằng một chút còn lại của bộ phận sinh dục. Bé đã tự chủ được trong việc đi tiểu, không còn "bản năng" như trước khi phẫu thuật.

Các bác sĩ ở bệnh viện Dartmouth Hitchcock ở New Hampshire trong 90 phút đã phẫu thuật thành công cho Nhân đường tiết niệu. Sau đó, bố mẹ đưa bé sang Chicago để tiếp tục làm chân giả. Bây giờ khi nhìn thấy Nhân, cậu bé khá thành thạo với chiếc chân giả cùng với chiếc xe tập đi mang từ Mỹ về. Bố mẹ và Nhân vừa mới về Việt Nam cách đây một tuần. Tuy múi giờ khác nhau, nhưng Thiện Nhân thích nghi khá nhanh lúc ở bên Mỹ cũng như khi về nước.

benhan1.jpg
"Đồ nghề" đến trường của bé Thiện Nhân

Công việc của cả gia đình chị Mai Anh là theo chỉ dẫn của các bác sĩ tập luyện cho Nhân quen với chiếc chân giả để bé được phát triển cơ thể bình thường như những đứa trẻ khác. Cậu nhóc tỏ ra khá chăm chỉ, mỗi ngày, ngoài bố mẹ, chị giúp việc, hai anh lớn cũng chung tay vào việc tập luyện cho cậu em út đi lại, vệ sinh. Càng ngày, Thiện Nhân càng khăng khít với hai anh Minh. Tập chán, cả ba lại ngồi chơi siêu nhân, xem tivi và đùa nghịch. Hôm mới về Việt Nam, mấy mẹ con ôm nhau khóc vì nhớ. Thấy vậy, cu cậu cũng ôm hai anh khóc.

Hành trình đi tìm lại chính mình của Thiện Nhân đã hoàn thành chặng đầu tiên, nan giải nhất. Nhân không còn ngại những ống kính máy ảnh và máy quay và khá vô tư khi để mẹ và chị giúp việc thay quần áo trước "bàn dân thiên hạ". Nhìn nét mặt, cử chỉ của Thiện Nhân, ai cũng đều nhận thấy bé gắn bó với gia đình thứ hai của mình khá thân thiết. Trong tâm trí non nớt của cậu nhóc gần 3 tuổi, chỉ có bố Nghinh, mẹ Mai Anh và hai anh Minh.

benhan2.jpg
Bố Nghinh đội mũ bảo hiểm chuẩn bị đi học

Ngay sau khi về Việt Nam, gia đình chị Mai Anh bắt đầu chuẩn bị cho Thiện Nhân đến trường. Bé nhận được học bổng 140 triệu đồng của trường mầm non dân lập Sunrise Kidz ở trên phố Hàng Bún. Theo chương trình, Nhân sẽ được học ở đây đến khi bé vào lớp 1. Trước thời gian đến trường, anh chị Nghinh - Mai Anh đã "tư vấn" tâm lý cho con khá nhiều. Lúc nào Nhân cũng được mẹ bảo đến trường giống hai anh Minh, có nhiều bạn bè, đồ chơi. "Cậu nhóc tỏ ra khá tiếp thu, đòi mua cặp sách và luôn miệng nói "đi học, đi học", trong mấy ngày trước, chị Mai Anh kể.

Điều lo lắng nhất với gia đình khi Nhân đi học, là con có quen với việc phải dùng chân giả cả ngày hay không. Còn mọi điều kiện học hành, anh chị khá hài lòng bởi ở đây, môi trường học hiện đại, cơ sở vật chất phong phú và các cô đều được đào tạo chuyên nghiệp. Thiện Nhân được tài trợ toàn bộ tiền học phí, còn về ăn uống, mỗi ngày 30.000 đồng, phía gia đình phải tự chi trả. Điều lo lắng khác với anh chị là Thiện Nhân không kịp hòa nhập với những bạn "bình thường" nên cả hai đã quyết định cho anh Minh bé học cùng trường với Nhân.

Sáng nay, khi phóng viên đến nhà chị Mai Anh lúc gần 7h, cậu nhóc vẫn đang ậm ừ khi bị đánh thức để chuẩn bị đi học. Chị giúp việc pha sẵn một bình sữa đầy để Nhân uống. Uống được nửa bình, được bố mẹ và hai anh "vận động" một lúc, Nhân ra khỏi giường và được đưa đi vệ sinh. Nhìn "vòi phun nước" của cậu bé điều tiết một cách thành thạo, ai cũng mừng cho Nhân.

benhan3.jpg
Tạm biệt bố, cô đón vào lớp

Chưa kịp nhận đồng phục của trường, bố mẹ mua tạm cho Nhân bộ quần áo cũng có chữ Sunrise. Lúc chị Mai Anh lắp chân vào cho con và để bé đi cùng với "phụ kiện" là chiếc xe, trông Nhân khá chững chạc và lớn hơn nhiều. Anh Minh bé dỗ dành em ăn nốt chỗ sữa còn lại trong bình. Bố Nghinh đưa anh cả đi học mất chừng 10 phút, Thiện Nhân dáo dác tìm, hỏi "bố đâu, bố đâu".

Bố Nghinh về, đội mũ bảo hiểm cho Nhân rồi cả bố mẹ và hai anh em rong ruổi trên một chiếc xe máy đến trường. Nhân không hề nũng nịu mà háo hức đeo balô đi học. Anh Minh đã quen với việc đến trường nên không khóc như những đứa trẻ khác. Được mẹ dặn dò kỹ lưỡng chơi với em, Minh tỏ ra khá chững chạc tiếp thu.

Đến trường đúng lúc các bạn tập trung khá đông nên lúc đầu Nhân cũng bỡ ngỡ vì cu cậu chưa nhìn thấy nhiều trẻ con giống mình đến vậy. Khi mẹ Mai Anh đưa cho các cô đón, Nhân chỉ chăm chú nhìn các bạn. Ít nói, đưa con mắt "thám thính" xung quanh, trông Nhân như một "ông cụ non" với vẻ mặt trầm tư. Không lâu sau đó, cậu nhóc đứng nhìn các bạn tập thể dục và liên tục vỗ tay theo tiếng nhạc hưởng ứng.

Thiện Nhân vào bàn ăn cùng với các bạn nhỏ. Bố mẹ về, Nhân ngoan ngoãn chào và hai anh em ở lại trường bắt đầu những ngày tháng "học tập".

Theo Quang Việt
ngoisao.gif