(VTC News) - “Tôi không thể diễn tả nổi tâm trạng của mình khi đọc trên báo chí tin tức về những em nhỏ bị bạo hành một cách dã man gần đây. Chỉ có thể nói là tôi đau xót, căm phẫn và không thể hình dung được…”, đó là cảm xúc xuyên suốt buổi trò chuyện với VTC News của chị Trần Mai Anh, mẹ “Chú lính chì” Phùng Thiện Nhân.
Ngày 16/7/2006, người dân ở Núi Thành, Quảng Nam đã phát hiện một bé trai khoảng 2 tuần tuổi bị mất chân phải, 2 tinh hoàn và một nửa dương vật tại một khu vườn ở thôn 3, xã Tam Thanh. Cháu bé đó là Phùng Thiện Nhân. Cảm động trước hoàn cảnh của cháu bé, gia đình chị Trần Mai Anh ở Hà Nội đã nhận cháu bé về nuôi dưỡng và nhiều lần đưa cháu sang Mỹ làm phẫu thuật. Tấm lòng nhân ái của gia đình chị Mai Anh đã làm nên điều kì diệu cho cuộc sống của cháu bé. Ngày 4/2/2010, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gửi thư khen ngợi mẹ nuôi của "Chú lính chì" Phùng Thiện Nhân...
Trước nạn bạo hành trẻ em đang diễn ra với mức độ ngày càng nhiều và gây bức xúc trong xã hội, PV VTC News đã tìm đến gặp gia đình chị Mai Anh để lắng nghe những chia sẻ của chị về vấn đề này.
Thiện Nhân giờ đã khỏe mạnh và vui chơi cùng các anh với một chân di chuyển rất "thiện nghệ" của mình. |
Gặp chị Mai Anh trong căn nhà mới trên phố Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng, Hà Nội), phóng viên đã thực sự xúc động khi được chứng kiến tận mắt cuộc sống sinh hoạt sum vầy của gia đình bé Phùng Thiện Nhân trong những ngày đầu hè ở Hà Nội.
Thiện Nhân giờ đây đã tròn 4 tuổi, cậu bé trông cứng cáp và nhanh nhẹn hơn hồi mới sang Mỹ làm phẫu thuật. Vừa đùa chơi cùng hai anh trai Thiên Minh và Hải Minh với cái chân nhảy lò cò rất “thiện nghệ”, Thiện Nhân vừa quay sang nũng nĩu đòi mẹ Mai Anh chăm sóc. Nhìn đôi mắt sáng, lanh lợi khi phụng phịu của Thiện Nhân, tôi hiểu nhiều hơn vất vả của chị và cảm phục tấm lòng của gia đình chị Mai Anh.
Ôm Thiện Nhân trong lòng, chị Mai Anh nói: "Tôi không thể diễn tả nổi tâm trạng của mình khi đọc trên báo chí chuyện về những em nhỏ bị bạo hành một cách dã man gần đây. Chỉ có thể nói là tôi đau xót, căm phẫn và không thể hình dung được…".
Dưới đây là những nội dung tâm sự của người mẹ Mai Anh...
Là một người mẹ như bao người mẹ khác tôi không thể hình dung nổi là tại sao người ta lại có thể tàn ác với một đứa trẻ như vậy. Tôi cũng không hình dung nổi sự vô cảm của cộng đồng nhỏ (người dân, tổ dân phố, xã, phường…) nơi các sự việc ngược đãi trẻ em xảy ra, như vụ em Bình thường xuyên bị chủ cửa hàng phở ở Hà Nội đánh đập dã man, vụ em Hào Anh ở Đầm Dơi, Cà Mau...
"Chia sẻ những đồng cảm với các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội cho các con là cách giáo dục của tôi". |
Các em nhỏ sau những đòn tra tấn cắt thịt da như vậy không chỉ chịu đựng sự hành hạ về thể xác mà còn phải chịu đựng sự kinh hãi của thần kinh, sự tổn thương nặng nề của tâm hồn. Chúng ta cứu được các em ra khỏi môi trường ác độc, chữa lành các vết thương trên thân thể. Nhưng sự kinh hãi đến co dúm lại của tấm thân bé bỏng làm cách gì để hết được đây?
Khi biết tin cháu bé Hào Anh bị bạo hành như vậy, tôi thường chia sẻ những tin tức và mẩu chuyện đó cho các cháu trong nhà tôi mỗi tối, từ đó để các cháu biết đồng cảm, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn và thương tâm, đồng thời giảng giải cho các cháu hiểu là trẻ em cũng có những quyền được bảo vệ mình và phải biết bảo vệ các bạn khi bị bạo hành, ngược đãi.
Trong câu chuyện này, điều làm tôi băn khoăn và trăn trở rất nhiều là, tại sao càng đấu tranh, phê phán, lên án, kể cả xử lý bằng pháp luật thì những vụ bạo hành trẻ em, kể cả ngay ở học đường trong thực tế lại ngày càng nhiều hơn về số lượng, mật độ xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các hành vi bạo hành? Từ xúc phạm nhân cách, đánh đập thành thương đến hành vi tra tấn em Hào Anh dã man như thời trung cổ?
Khi biết tin cháu bé Hào Anh bị bạo hành như vậy, tôi thường chia sẻ những tin tức và mẩu chuyện đó cho các cháu trong nhà tôi mỗi tối, từ đó để các cháu biết đồng cảm, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn và thương tâm, đồng thời giảng giải cho các cháu hiểu là trẻ em cũng có những quyền được bảo vệ mình và phải biết bảo vệ các bạn khi bị bạo hành, ngược đãi.
Trong câu chuyện này, điều làm tôi băn khoăn và trăn trở rất nhiều là, tại sao càng đấu tranh, phê phán, lên án, kể cả xử lý bằng pháp luật thì những vụ bạo hành trẻ em, kể cả ngay ở học đường trong thực tế lại ngày càng nhiều hơn về số lượng, mật độ xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các hành vi bạo hành? Từ xúc phạm nhân cách, đánh đập thành thương đến hành vi tra tấn em Hào Anh dã man như thời trung cổ?
"Giáo dục lòng nhân ái là sức mạnh có thể chấm dứt nạn bạo hành đang diễn ra ngày càng nhiều". |
Đã có rất nhiều các cuộc hội thảo, các phong trào thi đua theo kiểu ''nói không với tiêu cực'', ''nói không với bạo hành trẻ em'' hay các khẩu hiệu nặng tính hô hào hình thức, và ngay cả giải quyết bằng các biện pháp mạnh của pháp luật, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, bỏ tù... nhưng vì sao mọi thứ vẫn cứ tiếp diễn và ngày càng đáng lo ngại hơn?
Tôi thiển nghĩ, nếu cùng với các biện pháp răn đe, giáo dục, xử lý kể cả bằng hình sự chúng ta phải hết sức quan tâm đến việc giáo dục, khơi dậy những việc làm nhân ái và lòng nhân ái của con người, của cộng đồng. Trong một môi trường mà lòng nhân ái được sẻ chia, tôn vinh, cái ác bị phê phán, lên án, ngăn chặn tức thì, thì liệu vợ chồng chủ đầm tôm có dám ngang nhiên đánh đập, tra tấn em Hào Anh như vậy không? Đấy là công việc của cả gia đình, trường học, xã hội.
"Kết nối tất cả và không phân biệt là điều để mọi người xích lại gần nhau và trao tình thương cho trẻ nhỏ". |
Nếu sự việc diễn ra theo chiều hướng: Người mẹ đẻ đã vứt bỏ Thiện Nhân ngay khi vừa lọt lòng (để bé bị thú ăn mất một chân và bộ phận sinh dục) bị pháp luật trừng trị và Thiện Nhân không có ai nhận làm con nuôi, mà phải đưa vào trại trẻ mồ côi hoặc các trung tâm xã hội, thì sẽ ra sao? Liệu cháu Thiện Nhân có được nuôi dạy chu đáo trong môi trường giàu tình yêu thương của gia đình và của cả cộng động, giúp cháu mạnh dạn hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng, thông minh, đáng yêu, không tự ti và phát triển như ngày hôm nay hay không?
Thế nên, khơi dậy lòng nhân ái của con người, của cộng đồng mới là điều quan trọng nhất. Bằng thực tế nuôi dạy cháu Thiện Nhân, cùng cháu đi nhiều nơi, kể cả thăm các em có hoàn cảnh bất hạnh, không may như cháu, bằng hoạt động của các bà mẹ trong ''Thiện Nhân hội'', bằng thực tế đưa cháu đi chưa trị ở gần 20 bệnh viện kể cả trong nước và nhiều nước như Thái Lan, Singapore, Mỹ... tôi nhận thức sâu sắc điều ấy.Dương Lãng Hoàng (ghi)
* Diễn đàn: Chị Mai Anh cho rằng để bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành, ngược đãi thì việc "khơi dậy lòng nhân ái của con người, của cộng đồng mới là điều quan trọng nhất", hơn cả những biện pháp răn đe, giáo dục và cả xử lý hình sự. Bạn có đồng tình với ý kiến này? Hãy cùng góp ý kiến thông qua box thảo luận cuối bài. Gõ Tiếng Việt có dấu để được đăng tải. Trân trọng!
Thế nên, khơi dậy lòng nhân ái của con người, của cộng đồng mới là điều quan trọng nhất. Bằng thực tế nuôi dạy cháu Thiện Nhân, cùng cháu đi nhiều nơi, kể cả thăm các em có hoàn cảnh bất hạnh, không may như cháu, bằng hoạt động của các bà mẹ trong ''Thiện Nhân hội'', bằng thực tế đưa cháu đi chưa trị ở gần 20 bệnh viện kể cả trong nước và nhiều nước như Thái Lan, Singapore, Mỹ... tôi nhận thức sâu sắc điều ấy.Dương Lãng Hoàng (ghi)
* Diễn đàn: Chị Mai Anh cho rằng để bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành, ngược đãi thì việc "khơi dậy lòng nhân ái của con người, của cộng đồng mới là điều quan trọng nhất", hơn cả những biện pháp răn đe, giáo dục và cả xử lý hình sự. Bạn có đồng tình với ý kiến này? Hãy cùng góp ý kiến thông qua box thảo luận cuối bài. Gõ Tiếng Việt có dấu để được đăng tải. Trân trọng!